Thứ Tư, 27 tháng 2, 2008

Chung một tấm lòng






Lúc còn nhỏ, tôi thường hay theo bố tôi nghe đài BBC, và thỉnh thoảng tôi có nghe loáng thoáng về 2 hòn đảo TS & HS và vấn đề gây chiến giữa VN và TQ. Lúc đó tôi chẳng hề có ấn tượng gì. Tôi chỉ khái niệm quê hương chỉ vỏn vẹn là mãnh đất tôi đang dẩm chân lên, không khí tôi đang thở, những cọng cỏ cành cây tôi có thể sờ nắm được, nó không đi xa tầm nhìn của tôi là bao.

Bố tôi yêu quê hương lắm. Ông là điển hình của 1 người dân cần cù, hiền lành và chất phát. Ông yêu từng nắm đất, từng viên đá, từng tiếng thở của núi rừng. Ông đã sinh ra trên quê hương và nhất quyết đòi phải chết nơi quê hương. Nếu quê hương tôi là những cánh rừng, và sự sinh tồn của nó là những thân cây trên những quãng đồi và những cánh rừng bạt ngàn ấy, thì một phần thi thể quê hương ấy chính là trích từ xương máu của ông, chính bàn tay và mồ hôi của ông đã trồng trọt và vun sới bao nhiêu là thế hệ cây cỏ . Đời ông đã gắn liền với cây và đất. Rễ của linh hồn ông đã bám sâu vào lòng đất, sâu đến nỗi, hễ bứng ra thì ông sẽ không còn muốn tồn tại nữa. Đối với ông, bao nhiêu sự phồn hoa và cấp tiến của những nơi giàu có phồn thịnh nhất trên thế giới cũng không so bằng 1 góc vườn quê nhà của ông, nơi tổ tiên ông đã từng sống, đã từng thở. Hình ảnh và linh hồn của họ vẫn còn phảng phất ở đâu đấy. Có lẽ khái niệm về quê hương của tôi bắt nguồn từ đó.

Đôi khi tôi băn khoăn không rõ đại đa số dân chúng ở HS và TS đa số là người Việt hay người Tàu nhỉ? Văn hóa họ đang sống và bảo tồn là văn hóa nào? Nếu có quyền lựa chọn họ muốn được dưới chế độ Trung cộng hay Việt cộng ? Đi từ nhà tù nhỏ qua nhà tù lớn, đối với họ có thay đổi gì không? Đôi khi tôi nghĩ, ở thời đại này, con người có nhất thiết phải phân chia ranh giới quốc gia một cách bất phân thắng bại hay không nhỉ? Quyền lực và quyền sở hửu có phải là sức mạnh duy nhất để đưa cộng đồng của con người đến cuộc sống thuận tiện, hòa bình và yêu thương ? Nhưng, ý nghĩ này chỉ thoáng qua trong đầu tôi thôi. Điều quan trọng là mục đích chung của dân tộc. Khi cả dân tộc đều đồng lòng tranh đấu cho đất đai trước 1 cường quốc, thì cá nhân mình không nên suy nghĩ và hành động lung lạc .

Việt Nam đã trãi qua quá nhiều chiến tranh chết chóc. Là 1 người lớn lên dưới bầu trời vắng bóng chiến tranh, nhưng tôi cũng đã sống trong những siềng xích của sự lạc hậu và ngu xuẩn. Tôi không có ước muốn và nguyện cầu gì hơn là cho quê hương mãi mãi được hòa bình. Có được 1 người lãnh đạo tài ba như Gandhi để vạch kim chỉ nam cho hướng đi của dân tộc, đưa đất nước qua cuộc dâu bễ mà không cần phải hy sinh xương máu người vô tội.

Đọc lại đoạn này trong binh pháp của Tôn Tử thấy chính xác. Những kiến thức của ông như những định lý toán học bất di dịch trong mọi thời đại.

A united nation is strong.
A divided nation is weak.
A united army is strong.
A divided army is weak.
A united force is strong.
A divided force is weak.
United men are strong.
Divided men are weak.
A united unit is strong.
A divided unit is weak.
Unity works beause it enables you to win every battle you fight.
Still, this is the foolish goal of a weak leader.
Avoid battle and make the enemy's men surender.
This is the right goal for a superior leader.

The best way to make war is to ruin the enemy's plans.
The next best is to disrupt alliances.
The next best is to attack the opposing army.
The worst is to attack the enemy's cities.

Trước khi giành lại quyền sở hửu của đảo TS & HS, tôi nguyện cầu cho dân tộc VN được đoàn kết, trên dưới, trong ngoài. Sự đoàn kết chính là sức mạnh lớn nhất của bất kì dân tộc nào. Không có sự đoàn kết, thì không những mất lãnh thổ, mà những gì hiện đang có cũng sẽ chẳng gìn giữ được .
(Dec.28.2007)

Pensee

Buổi sáng bình yên...



Mở mắt thức dậy, nhìn đồng hồ đã 10 giờ sáng. Bài nhạc Mùa Đông Năm Ấy du dương phát ra từ phòng khách . Không khí se se lạnh. Mình mặc áo choàng vào mon men ra gian bếp, nhìn lên phòng khách thấy mẹ chồng đang ngồi nói chuyện nhỏ to với con trai bà . Khoảng không gian quí báu nên dành riêng cho 2 người. Thế là mình rót 1 ly sửa uống, rồi khe khẻ chui lại vô phòng quấn mình lại vào chăn ấm . khoanh 2 bàn tay dưới cổ, ngước mặt nhìn lên trần nhà. Ngoài vườn, nắng nhẹ tênh lung linh chiếu vào ô cửa. Mắt từ từ nhắm lại... thiu thiu...

Mùa đông năm ấy bố mình lên đồi chặt 1 cành thông mang về đặt vừa vặn ở góc phòng. Ở dưới gốc cây thông, bố làm 1 hang đá bằng giấy gói xi măng, rồi bố dùng sơn quết lên những viên đá giả làm cho chúng thêm phần xanh xám linh động. Anh chị em mình mang Chúa hài đồng, đức mẹ, thánh Giuse, 3 vua và các thiên thần bằng gốm ra lau chùi . Anh mình vốn ham chơi nghịch phá, vậy mà khi chùi rửa những pho tượng, anh trở nên tỉ mỉ một cách đáng yêu. Giăng đèn, kim tuyến, và lót rơm vào hang đá đâu đó xong xui. Phần bỏ tượng vào hang đá thật là long trọng. Mổi người được xếp 1 tượng. Anh mình luôn luôn dành ôm Chúa vào hang trước . Chị mình đưa đức mẹ, thánh Giuse vào sau . Mình còn nhỏ, đến lượt mình, chỉ còn mổi 1 thiên thần với đôi cánh bị gãy và chiếc loa dài để loan tin . Em mình nhỏ hơn, chỉ được xếp con cừu nhỏ cuối cùng cho nó nằm phủ phục bên tai Chúa hài nhi. Con cừu nhỏ phả hơi ấm cho Chúa hài đồng trong đêm đông giá lạnh.

Tuần mùa Vọng, sơ bảo bọn mình phải dọn mình trong sạch. Hễ đứa nào còn sót 1 tội cũ chưa ăn năn thống hối, hoặc phạm 1 tội nào mới, thì Chúa Hài Đồng sẽ chẳng ngự trong tâm hồn nhỏ bé của nó. Không biết người lớn ra sao, chứ con nít bọn mình cứ mỗi mùa Giáng sinh về là tâm hồn được dọn sạch và sáng như gương.

Mẹ đã đặt đan cho mình chiếc áo lạnh mới màu xanh dương . Mình rất yêu màu xanh dương. Chả hiểu vì sao, năm nào cũng bảo mẹ chọn màu này. Có lẽ mình yêu mầu da trời xanh bao la . Mình sung sướng mặc chiếc áo mới có 2 chiếc cổ hình cánh lá sen và 2 sợi dây nơ có 2 viên bi ở cổ áo. Ở đầu ngõ nhà mình, bọn thằng Hòa Bình con Thu, Linh đã gọi nhau ơi ới và đợi mình ở đấy. Vừa trông thấy nhau, đứa nào cũng Ồ lên, nào dép mới này, áo mới mũ mới này... mồi đứa có 1 cái mới. Mặc áo cũ của anh, chị, cũng gọi là mới. Con nít sao vô tư thế nhỉ!

Năm nào rước kiệu mình cũng được chọn làm đức mẹ ngồi ôm tượng chúa. Bình thường mình cũng hay ôm thằng cu Bô con chị Minh. Nhưng Chúa hài đồng ngoan ngoãn hơn thằng cu Bô thành thử công việc mình rất nhẹ nhàng. Chúa hài đồng không khóc nhè và không biết giãy giụa. Mình chỉ việc ngồi đó ôm cho hết buổi rước kiệu và hoạt cảnh là xong. Thằng Chính con chú Tiến làm ông thánh Giuse gắn hàm râu và chống cây gậy lụ khụ trông thật buồn cười. Mình ghét nhất là sau buổi rước kiệu, bọn chúng nó cứ đụng mình là cúi gập người, "Con kính chào đức mẹ ạ!" Rồi nếu có "thằng" thánh Giuse ở đó, thì tụi nó sẽ kéo "thằng" Giuse lại cặp đôi với mình. Khi có trí khôn, mình nằng nặc quyết không làm đức mẹ nữa.

Sau lể và rước kiệu, các sơ và anh chị ca đoàn phát cho trẻ con chúng mình mổi đứa 1 gói quà. Những viên kẹo đường xanh đỏ và những chiếc bánh cốm. Rồi chúng mình được xếp hàng vào hội trường để xem văn nghệ và hoạt cảnh. Cũng bài hát "Mùa Đông năm ấy" này chị Cẩm Vân đã hát để mở đầu chương trình. Chị Cẩm Vân xinh đẹp và hát hay vô cùng tận. Dưới ánh nến lung linh, chị mặc chiếc áo đầm trắng có đôi cánh dài tới đầu gối và chiếc vòng hoa cúc trắng trên đầu, tay chị cầm micro và cuốn nhạc, khuôn mặt nghiêm trang thánh khiết . Có lẻ đối với mình, hình ảnh chị đẹp hơn cả thiên thần. Vở kịch Cain và Abel do anh Linh và chị Mẩu Đơn đóng làm mình không khỏi không cầm được nước mắt. Chị Mẩu Đơn đóng xúc động quá. Khi chị ngã lụy với con cừu non của chị, làm cả đám con nít bọn mình sụt sùi khít khít. Rồi sau đó đứa này trêu đứa kia, "Nó khóc kìa!" Ngay cả thằng Minh vốn suốt ngày lêu lổng nghịch phá và chuyên hái trộm trái cây nhà hàng xóm, vậy mà cũng khụt khịt lau nước mắt, "Còn lâu tao mới khóc!"

Giáng sinh quê mình chỉ có bấy nhiêu thôi, nhưng sao ngày ấy năm nào mình cũng hồi hộp nô nức.
(xmas 2007)
Pensee

Friendship



Thằng bạn thân của thằng T emailed hỏi vợ nó có tổ chức mừng ngày sinh nhật cho thằng T không? Vợ nó gãi đầu hỏi lại nó có ý kiến gì không?

Hai thằng này chơi với nhau từ lúc thò lò mủi xanh. Có nghĩa là từ lớp mẩu giáo hay lớp 1 gì đó. Lớn lên ở khu đa số là Mỹ đen, thế mà tự nhiên 1 nhóm mấy thằng Á Đông tụ lại chơi với nhau. Kể cũng hay. Không ai dậy nhưng hình như trong mổi con người chúng ta có cái bản năng kì thị bẩm sinh, là thích chơi với đứa nào nhìn giống mình. Trong phúc âm, "Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh ngài" Chúa còn vậy, huống gì con người chúng ta.


Trở lại chuyện 2 thằng bạn. Nhà chúng ở gần nhau, thằng này ở đầu này cầu bắt lên freeway I-5, thằng kia ở cuối cầu. Ba mẹ chúng bằng tuổi nhau. Kẻ Việt, người Hoa. Chung 1 số phận, chung 1 hoàn cảnh. Hoàn cảnh của những người di cư đến Mỹ ở lứa tuổi đã trưởng thành, tay bồng, tay bế, hội nhập vào cuộc sống mới. Chúng đi học cùng trường. Dĩ nhiên. Nếu không làm sao biết nhau?

Mỗi năm chụp hình kĩ niệm của lớp, thằng ngồi đầu này, thằng đứng đầu kia. Nghe đồn, thằng nọ để ý 1 con nhỏ trong lớp mấy năm trời mà không dám mở miệng. Đến hồi mở miệng được thì con nhỏ dọn nhà chuyển trường khác. Buồn đời cô lựu . Còn thằng kia cũng chẳng khá gì hơn. Thích con nhỏ mập mập tóc quăn mà không dám cua. Sợ nó quýnh. Một thằng da ngăm đen đầu quanh năm cạo gần trọc. Một thằng da trắng muốt, con gái cũng phải nổi giận thượng đế vì không ban phát công bằng.

Tụi nó chơi với nhau từng ấy năm trời. Có chung những kẽ thù và có chung những câu chuyện xấu hổ để chọc nhau khi cần thiết. Thằng P, thằng L, thằng V lớn, thằng V nhỏ, con L, con M.... đếm lên đến con số 100, đã lần lượt đi ngang đời tụi nó.

- Mày nghe gì tin thằng xyz không?
- Thỉnh thoảng có nghe nhưng tao lười liên lạc.
- Tao cũng vậy.

Có lẻ chỉ có tình bạn "thân" mới khiến người ta giữ chặt sợi dây liên lạc và không hề để bất cứ lý do "lười" nào cản trở. Và, tụi nó đã chứng minh điều đó .

Hết trung học. Một thằng đi xa qua vùng Đông Bắc để học. Một thằng ở lại home town, buồn vui có đủ. Chúng thư đi thư lại bằng giấy bằng mực và bằng con tem bưu điện. Không biết một phong thư cần phải nặn bút viết bao nhiêu cho đủ ý, nhưng trong thư tụi nó toàn cố vấn tâm sự nhau chuyện cua gái. Chuyện hỏi thăm sức khỏe nhau có vẻ dư thừa không cần thiết. Không khỏe thằng nào nghỉ tới chuyện cua gái?

Chuyện thằng L thích con B, con C, con D, tập 1, tập 2, tập 3, thằng T cập nhật hóa đầy đủ không thiếu 1 chi tiết. Và cũng như thế ngược lại.

Thời gian trôi qua, thằng T quen con bạn gái (có vẽ hợp rơ lắm) hẹn thằng L ra giới thiệu cho có phần long trọng. Ok, 10 phút gặp mày Starbucks.

Ngày thằng T lấy vợ, chuyện dĩ nhiên, thằng L làm phụ rể chính. Cuối tuần rảnh nó phụ thằng T từ chuyện tìm nhẫn cưới, rượu vang, nhà hàng... etc... Trước hôm đám cưới, nó thức suốt đêm để viết bài speech đầy ý nghĩa . Ngày đám cưới, thằng L thức sớm, chạy qua đập cửa thức thằng T dậy để sửa soạn. Cuối bài đọc (best man speech) thằng L nâng ly cùng thằng T, "Chúc mừng mày, thằng bạn thân!"

Ngày dọn nhà, con vợ thằng T đòi mướn hảng moving-company để phụ dọn đồ đạc, thằng T khua tay không cần thiết, "Để gọi thằng L phụ. We are brothers!"

Tình bạn của tụi nó chỉ giản dị vậy thôi. "Ok, 5 phút gặp!" Hoặc là, "Mày ở đâu?" Không câu nệ, không cầu kì.

Thằng T có rất nhiều bạn . Nay thằng này rủ làm ăn, mai thằng kia rủ hợp tác. Nhưng hình như thằng L là người bạn biết nhiều nhất về mọi khía cạnh của nó.

Pensee

Niềm Tin




Sáng hôm qua bầu trời u ám và gió lạnh. Trên đường đến chổ làm ngang qua nhà thờ, thấy tượng đức mẹ đứng giang tay 1 mình buồn hiu hắt, thế là mình ghé đầu đường mua chậu hoa cúc vàng. Những ngày trời âm u như thế này, có thể điểm tô cho không gian và cho tâm hồn 1 màu sắc gì đó là 1 điều vô cùng ý nghĩa đối với mình.

Những khi buồn mình tìm đến mẹ. Những khi bình an hạnh phúc, lòng mình cũng hướng về mẹ. Có lẽ mình ở xa mẹ từ bé, nên mình vô cùng thiếu thốn cái cảm giác nâng niu, vỗ về. Và cũng có lẽ niềm tin vào 1 đấng tối cao là 1 vấn đề xa xĩ của tâm linh, nhưng đối với mình, vấn đề xa xĩ này không kém phần quan trọng trong cuộc sống.

Mình ngồi đấy, trên chiếc ghế đá lạnh lẽo, lặng lẽ nghe mùa đông đang đi qua trong thành phố. Gió thổi mạnh đưa những chiếc lá cây khô bay xào xạc loanh quanh khu vườn nhỏ để rồi cuốn đi mất hút. Mùa đông cô đọng quá nhỉ? Mình ngắm nhìn tượng đức mẹ. Pho tượng bằng xi măng màu xanh xám phủ đầy rêu . Màu của thời gian và màu của hoài niệm. Có lẽ người giữ vườn muốn giữ nguyên nét quạnh hiu này để nhắc nhở người qua đường hãy dừng chân nghĩ ngơi 1 phút nào đó giữa cuộc đời bận rộn và vội vã. Giữa phố xa đông người và cấp tiến, còn có 1 không gian để người ta lùi lại vài bước để lắng đọng và nhìn vào sự hư vô.

Hẳn người đúc pho tượng này phải yêu mẹ mình lắm. Khuôn mặt bà từ bi phúc hậu. Ánh mắt như đang nhìn xoáy vào tâm tư người đối diện với sự cảm thông sâu xa. Tôi lớn lên ở một khu xóm mà ai ai cũng yêu mến đức mẹ. Tôi cũng không ngoại lệ. Bắt đầu từ 6 tuổi, mỗi mùa hoa tháng Năm, tôi đều theo nhóm thiếu nhi đi hái hoa về kết vòng và đựng đầy những chiếc giỏ tre để đeo trước ngực . Mỗi chiều thứ 5, chúng tôi trong bộ áo đầm sa tanh trắng muốt, thắt nơ xanh, đội vòng hoa trắng trên đầu, tay cầm nến, tay cầm hoa, đếm từng bước tiến về gian cung thánh nơi có kiệu đức mẹ nghiêm trang chờ đợi. Những mùa hoa tháng Năm đó in sâu trong lòng tôi hình ảnh đức mẹ dịu dàng tỏa mát.

Những khi buồn hay khi vui, tôi luôn nghĩ đến bà đang dang tay ôm ấp tôi vào lòng. Có người nói ở trong tôi có 1 cái góc nào đó rất ư trẻ con. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi đặt lòng tin vào phép lạ và khi tôi yêu mến đức mẹ. Mặc dù tôi chẳng biết đức mẹ có thật sự hiện hửu hay không. Nếu bà thật sự hiện hửu, thì có lẽ bà yêu và che chở cho tôi nhiều lắm, vì thế, tôi muốn tin là có, và tôi rất mong là có.

Cuộc sống cứ đi qua. Buồn vui cứ đi qua. Ở đâu đó trong tôi luôn có 1 nơi để dừng chân lại. Cảm nhận cuộc sống. Cảm nhận những điều giản dị nhất.

Pensee

Trưởng Thành


Xét theo cái nhìn thiển cận thì đa số người ta thường tỉ lệ thuận mức độ trưởng thành của một người cùng với sự tăng trưởng tuổi tác của người đó . Ví dụ như là trong 1 gia đình, thằng em thường phải nghe lời thằng anh, vì nó lớn hơn và (bắt buộc) nó phải trưởng thành và suy nghĩ chín chắn hơn 1 chút. Không biết gia đình khác thì sao, chứ gia đình tôi là thế. Bố tôi cấm đứa em không được cãi lại lời đứa anh, đứa chị. Nghe có vẽ độc quyền kiểu phát xít. Có lẽ đó là theo văn hóa VN nó phải trật tự như vậy.

Thế thì ở tuổi 33, tôi đã trưởng thành chưa nhỉ? Tôi có trưởng thành hơn tuổi 23, hay sẽ kém trưởng thành hơn tuổi 43, 53? Khái niệm về sự trưởng thành dĩ nhiên tùy thuộc vào standard và sự chấp nhận của xã hội hoặc một nhóm tiểu văn hóa nào đó mà người ta lệ thuộc vào. Sinh hoạt giữa 1 khối đa văn hóa của Mỹ và 1 sub văn hóa truyền thống VN, cộng thêm 1 lý lịch tiểu văn hóa Thiên chúa giáo, có lẽ nếu xét về khía cạnh tâm linh, thì hiện tại tôi có 1 phần lớn trưởng thành hơn so với ở lứa tuổi teen và đôi mươi. Xét về khía cạnh giao tế và social thì có lẽ phải nói rằng tôi có những cái nhìn hoàn toàn khác nhau ở mỗi giai đoạn đời người. Ví dụ như 10 năm trước thì tôi cho rằng con người luôn luôn cần thiết phải có tình liên đới, do đó "trưởng thành" đi liền với sự cố gắng sống đẹp lòng mọi người . Sống làm sao để đẹp lòng mọi người? Đơn giản. Bắt đầu từ những điều cha mẹ thầy cô dậy từ tuổi ban sơ: VÂNG LỜI, bác ái, vị tha ... và cái list cứ kéo dài... Đức tính đầu tiên là biết vâng lời và lắng nghe người khác dậy bảo. Mỗi con người sinh ra kèm theo 1 cái Ego. Khi mình làm cho cái ego của người đối diện được đáp ứng, thì điều đó sẽ làm họ vui lòng và chấp nhận mình . Hiểu được chân lý này, chính là đã có cái bản lỉnh của sự "trưởng thành". Đó là chuyện của 10 năm trước. Lúc đó đại đa số nghĩ rằng tôi là 1 người có trách nhiệm và rất trưởng thành . Nhưng tôi thì hoàn toàn không nghĩ về mình như thế.

Mười năm sau, giờ đây tôi vẫn có cái nhìn thành thật và khắt khe về mình. Tôi vẫn thấy mình trẻ con, hồ đồ, và thiếu trưởng thành. Nhưng tôi "trưởng thành" ở chổ là tôi biết cách hội nhập vào môi trường. Và "trưởng thành" hơn nữa, chính là tôi biết tôi không nhất thiết phải hội nhập vào môi trường đó . Tôi tập suy nghĩ và hành động nhiều hơn theo bản năng của mình thay vì đi theo 1 cái khuôn mẫu hoặc cái social norms nào đó.

Lúc xưa tôi là người hay bỏ cuộc. Tôi hay im lặng cho qua chuyện. Nếu ai có đàn áp hoặc lợi dụng tôi 1 chuyện nào đó, tôi tập tha thứ và bỏ qua. Tôi cứ nghĩ rằng cuộc đời của thánh Nữ Theresa là 1 tấm gương xứng đáng và đẹp nhất để tôi noi theo. Bố mẹ tôi rất hài lòng về điều đó. Gia đình tôi rất an tâm về tôi. Ở ngoài đời, có rất nhiều người thương tôi. Và, tôi hoàn toàn không có kẻ thù. Đó cũng là chuyện 10 năm về trước.

Chuyện mười năm kế tiếp. Thường thì phải có tỉ lệ inputs/outputs ngang nhau, mới giữ được 1 người ở trạng thái cân bằng. Khi những nỗi uất ức và hận thù người khác hiện hửu, thì phải có biện pháp đẩy nó ra ngoài. Trãi nghiệm 10 năm trong cuộc đời tôi mới chợt nhận ra rằng, ngày xưa thánh nữ Theresa chỉ ở trong nhà dòng kín. Bà chỉ cần cầu nguyện thì sẽ hóa giải được những khúc mắc nhỏ trong lòng. Nhưng cuộc đời thì quá rộng lớn với đầy dẫy những cạm bẩy, tham vọng, và sự ích kĩ của bản năng con người. Tôi bắt đầu thông cảm cho ông Phao lô khi rút gươm chém lổ tai tên lính. Tôi thông cảm với Phê rô khi chối thầy 3 lần. Tôi thông cảm cho Giuda khi ông khóc lóc ăn năn ném 30 đồng bạc bán chúa vào nhà thờ. Và, tôi thông cảm với tên trộm bên tả đã cười đùa chế nhạo Chúa ở phút cuối cùng trên cây thập tự. Tôi hiểu hơn bài học về kinh thánh, về sự thiện ác của con người chỉ ở cách nhau 1 ly, 1 tấc. Đôi khi thiện và ác hòa lại thành 1 màu xám tro. Tôi bắt đầu yêu màu xám tro. Màu sắc con người.

Ở tuổi 33, tôi không hành động bằng sự im lặng nữa. Tôi sống tích cực hơn với những điều mình chú tâm vào . Tôi chấp nhận conflicts. Tôi tin vào sự giải quyết vấn đề bằng sự thỏa hợp . Tôi tin vào ngôn ngữ diễn tã. Tôi tin vào communication channel giữa con người với con người. Và sau hết, tôi đặt tôi ở vị trí "tranh đấu". Sự hạnh phúc và an bình không đồng nghĩa với sự lè phè bị động. Có được sự an bình đã là khó. Gìn giữ nó còn khó hơn. Chỉ có sự tranh đấu, bảo vệ, xây dựng và gìn giữ (mèn.. sao nghe giống cộng sản quá... ) những điều mình tin tưởng là sự thật thì mới có thể đem lại sự bình an cho bản thân.

Thái độ của tôi đối với công việc và sự nghiệp có lẽ được biểu hiện rõ hơn về cách nhìn này. Tôi tích cực hơn với công việc. Khi gặp vấn đề và những conflicts, tôi suy nghĩ và tìm biện pháp giải quyết có hiệu quả hơn, thay vì từ chức hoặc bỏ cuộc. Tôi bắt đầu cho phép mình thi đua và cạnh tranh công bằng với đối thủ, thay vì nhường hoặc rút lui với lý do "không đáng" như tôi đã làm thế bao nhiêu năm nay . Tôi giữ gìn những qui luật đạo đức của riêng tôi . Đối với tôi, sự thi đua và cạnh tranh đầu tiên và quan trọng nhất, đó chính là cạnh tranh với chính bản thân mình. Nếu tôi không đứng được trong phạm vi đạo đức, thành thật với chính mình, hoặc là không thắng nỗi những thử thách do bản thân mình đưa ra, thì tôi chính là kẻ thua cuộc. Kẻ thua cuộc thì không được phép sống trong những uất ức hoặc oán hận, hoặc hold any grudge against life or anyone else, but herself.

Có lẽ ở khía cạnh này, ở tuổi 33, tôi là 1 người mới với những suy nghĩ hoàn toàn mới. Mới so với cái tôi của 10 năm về trước. Đối với tôi, đó là 1 bước đường trưởng thành quan trọng. Từ 1 người lạc quan trong sự yếu đuối, trở thành 1 người lạc quan trong sự mạnh mẽ và hợp lý . Tôi không còn chờ đợi hạnh phúc và sự may mắn vô tình rơi xuống cuộc đời tôi như thời còn bé . Tôi tin vào sự cố gắng, sức lao động, making decision, consequences và trách nhiệm. Trong tất cả những hành động đó, sự quyết định (making decision) có lẽ đối với tôi là quan trọng nhất. Tôi phải biết quyết định sự việc, lúc nào nên, lúc nào không. Tôi ý thức được rằng bất cứ 1 quyết định nào, dù lớn hay nhỏ, nó cũng là ngã rẽ và làm lên định mệnh của tôi.

Pensee

Vầng trăng ban ngày...



Hôm nay bầu trời thật xanh. Xanh dịu vợi không một gợn mây. Đang ngó bâng quơ, hít hà mùi nắng và nghe tiếng lá bay, chợt thấy một vòng tròn trăng trắng. Ồ đẹp quá! Một vầng trăng.

Lúc nhỏ tôi có đọc cuốn truyện tựa đề Vầng Trăng Ban Ngày. Lâu lắm rồi tôi không nhớ tên tác giả. Nó là truyện tiểu thuyết dựa theo sử liệu, kể về hậu duệ của Ức Trai Nguyễn Trãi, mối giao tình với vua Lê Thánh Tông và dẫn đến sự minh oan cho người anh hùng dân tộc sau này. Nói chung đó là 1 câu truyện rất hay. Hồi đó tôi rất thích đọc về sử liệu được viết theo lối tiểu thuyết. Hồi đó đọc nhiều, thế nhưng bây giờ chẳng nhớ gì cả. Có lẽ là vì chẳng có điều gì buộc tôi phải nhớ.

Trong cuộc sống có những vầng trăng ban ngày như thế. Họ hiện hửu đó, nhưng với con mắt trần tục, và những bon chen lo toan cơm áo, mình không hề nhận thức được sự hiện hửu của họ giữa ánh sáng ban ngày. Họ đến trong đời và đi qua cuộc đời với những ý nghĩa trọn vẹn. Cuộc sống đẹp và tràn đầy nhờ những tấm lòng như thế. Họ sống vì cuộc đời và cống hiến tất cả cho cuộc đời.

Bổng dưng tôi thấy vầng trăng thật đẹp!

Pensee

Home Is ...



Thằng bạn già từ thời trung học gọi phone hỏi thăm tôi . Nó hỏi, "when are you coming back?" "Back where?" "Home. Florida."

Home. Tôi bổng thấy khựng lại trong 1 phút. Home của tôi ở đâu nhỉ? Viet Nam, thành phố núi, nơi chôn nhau cắn rốn của tôi, nơi tôi hình thành 12 năm đầu đời. FL, thành phố biển, nơi tôi gởi gấm 12 năm trưởng thành kế tiếp với bao kĩ niệm buồn vui, với những mái trường và bạn bè đồng trang lứa. Hay, CA, nơi tôi dong duổi gần 10 năm trong cuộc hành trình của sự nghiệp và tình yêu. Cuộc đời tôi rõ ràng chia làm 3 giai đoạn và giai đoạn nào cũng vô cùng quan trọng và đầy những điều đáng nhớ.

Tôi trả lời, "Hmmm... khoảng tháng Tư" Nó hỏi tiếp, "Về luôn hả?"

Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn bè tôi mỗi đứa 1 phương giờ cũng đã học xong, và đã trở về hometown, nơi chúng tôi trãi qua thời trung học với nhau. Tôi cũng thế, và cũng có việc làm ổn định ở một hảng nằm gần nhà và gần sát bờ biển. Cuộc đời chúng tôi trôi qua rất đẹp và rất bình yên nơi thành phố nhỏ nhắn bên bờ vịnh FL ấy. Bạn bè tôi vẫn thường tụ họp tán dóc như ngày nào còn trung học. Ngày thì ra biển chơi, hứng lên thì rủ nhau đi câu cua/cá, cắm trại, pinic, chèo thuyền... etc... Bất cứ lúc nào có đứa nào buồn chán thì gọi nhau tụ lại garage nhà con M, nhậu nhẹt, tâm sự, nói chuyện tếu và ngắm sao. Xem ra 11 đứa bạn chúng tôi, đứa nào cũng hạnh phúc và an nhàn với cuộc đời như thế. Nhưng, tôi thì không.

Tôi có 2 cái birthmarks màu đen dưới lòng bàn chân. Ngày nhỏ mẹ tôi hay đùa nói rằng đó là cái chân hay đi. Mẹ nói chơi, nhưng mà cuộc đời và tính tình của tôi là thật. Trong đầu tôi lúc nào cũng hiện lên những hình ảnh lạ thôi thúc về những chân trời mới, cuộc sống mới có ý nghĩa hơn.

Cho đến 1 ngày, tôi nói với đám bạn rằng tôi quyết định đi xa.

- Đi đâu?

- Cali!

- Mày có bà con gì ở Cali không mà đi?

- Không!

Lý do từ đông sang tây của tôi chỉ đơn giản là vì tôi muốn đến Silicon valley, nó sẽ tốt hơn cho sự nghiệp của tôi. Chị tôi khóc năn nĩ tôi ở lại, "Công việc đang tốt ở đây, tất cả đều thuận lợi ở đây, mắc mớ gì phải qua tận Cali" Tôi an ủi chị và hứa tôi chỉ đi thử 1 năm thôi rồi sẽ về.

Thế rồi tôi đến Silicon valley, thành phố của những sườn núi trãi đầy thảm hoa vàng. Tôi đến vào mùa xuân 1999. Mùa xuân thật rực rỡ và nồng nàn sức sống. Tôi bị mùa xuân quyến rũ và tôi không ngần ngại đương đầu với những điều bí ẩn đang chờ đợi ở phía trước. Tôi ở nhà mướn, có việc làm, và tập làm quen với những con đường siêu xa lộ. Tôi ra tiệm bán xe và mua 1 chiếc xe mới toanh còn dính băng keo. Ngày ngày tôi lái xe ra trạm tàu điện và đón chuyến tàu 7 giờ sáng vào thành phố, nơi tôi làm việc. Mỗi ngày ngồi trên tàu điện tôi viết rất nhiều vào cuốn nhật kí. Viết về cuộc sống đang bày ra trước mắt, viết về những thành phố con tàu đang băng qua, có thành phố đẹp như mơ, có khi là 1 bãi rác với những người nghèo lầm lủi đang bới móc tìm kiếm, viết về những người hành khách rất lạ tôi gặp trong toa tàu, về những ngày trời mưa, hoặc những ngày hụt hẫng vì trễ chuyến tàu chiều...

Từ thành phố yên tịnh và lặng lẽ vốn dành cho những người hưu trí, đến 1 thành phố đa văn hóa và đậm sắc mầu cuộc sống, tôi không có thời gian để nhớ nhung và tưởng niệm. Cứ như thế cuộc sống đẩy tôi về phía trước với những học hỏi và thích nghi. Tôi nghiệm ra rằng cuộc sống lúc nào cũng đẹp. Đẹp cả ngay lúc tôi bị thử thách đánh gục và bị ngã quị. Đẹp ở ý nghĩa khi cuộc hành trình chỉ có mình với mình trên 1 xa lộ thênh thang. Tôi quen và biết được nhiều người với muôn vàn màu sắc khác nhau.

Món quà đầu tiên trong đời mà tôi yêu thích nhất chính là hộp bút chì màu bố đã mua cho tôi năm tôi khoảng 8 tuổi . Bố cho tôi hộp bút chì màu với điều kiện là tôi phải luôn có điểm 10 ở môn toán và môn văn. Bố không ngờ rằng hộp bút chì màu đó chính là những màu sắc sơ khởi để giúp tôi có can đảm tô lên cuộc đời mình những màu sắc tự do không có cộng trừ nhân chia và không cần logics .

Bạn bè hay gọi phone hỏi thăm sợ tôi buồn. Có năm tôi không về nhà dịp giáng sinh hoặc năm mới. Họ quan tâm lo lắng liệu tôi ở 1 mình có cô đơn không? Có dịp lễ gia đình thường xum họp. Riêng tôi vẫn thích lang thang 1 mình. Tại sao? Tôi có vấn đề gì không? Và, họ cứ thắc mắc và quan tâm như thế.

Riêng bản thân tôi, tôi thích vậy. Đối với tôi, ở nhà, quây quần bên cạnh gia đình, bạn bè hoặc người yêu, cũng không hẳn là không cô đơn khi mình không thật sự hiểu chính mình . Sự cô đơn phát nguồn từ nội tâm. Khi tâm hồn mình cảm nhận được những chân giá trị trong cuộc sống, thì mình sẽ cảm thấy thỏa mãn và fulfilled. Có lẽ tôi không ngại những cuộc hành trình và sự thay đổi, là vì tôi muốn đi tìm và chiêm nghiệm những giá trị đẹp của nó.

Những ngày một mình ở CA. Cuối tuần, tôi thích dậy sớm, chuẩn bị giỏ trái cây và những băng nhạc yêu thích. Tôi thích lái xe băng qua những sườn đồi, nhìn những cánh đồng cháy vàng thoai thoải trãi dài tận chân trời, và những chú bò bình thãn đang nhai cỏ. Tôi thích lang thang qua những thành phố nhỏ, với những hàng quán nhỏ xinh, những khách bộ hành qua lại, và những người ăn mày ngồi suy tư nơi góc phố. Tôi thích ngồi 1 chổ ngắm người qua lại. Tôi thích vào những tiệm sách cũ. Đôi khi có những cuốn sách có vài dòng chử: "tặng X, I love you" và tôi sẽ hình dung đến người tặng và người được tặng cuốn sách này. Những cuốn sách đã qua tay 1 chủ nhân nào đó hẳn nó có 1 giá trị hoặc ý nghĩa đặc biệt.

Tôi thích vào những tiệm bánh ngọt để mua vài chiếc bánh táo hoặc nho khô nóng hổi vừa mới ra lò. Dưới bầu trời nắng ấm, không còn gì thú vị bằng vừa đi bộ vừa nhâm nhi ly gelato vãi thơm ngát. Tôi thích ngồi ở những chiếc ghế vĩa hè, bên những hàng rào có giàn hoa leo với những chú ong bướm vo ve . Tôi thích những hàng quán và món ăn. Những buổi tối bạn bè gặp mặt tại những nhà hàng mới khám phá, và cùng nhau thưởng thức những món mới lạ. Tôi thích những buổi hòa nhạc concerts, festivals, fashion shows, chiếu bóng ngoài trời. Còn gì lý thú bằng ngồi trên thảm cỏ dưới ánh nắng và thời tiết mát rượi, cùng bạn bè thưởng thức những món trái cây và desserts và xem biểu diễn. Thỉnh thoảng, tôi thích đi cắm trại và leo núi, hoặc mùa đông tôi có thể đi nghịch tuyết. Tôi thích đạp xe đạp lòng vòng trong công viên trong ánh nắng chiều. Tôi thích những quán cà phê đầy dẫy ở các góc phố. Mùa hè thì tôi bồi hồi nhớ về mùa đông. Mùa đông thì tôi bâng khuâng mong đến mùa hè. Cali là thế.

Tôi trả lời thằng bạn, "Tôi không về luôn đâu. Chỉ về chơi thôi."

Đời người, có ai bước vào một dòng sông hai lần. Dòng sông thay đổi, và lòng tôi cũng luôn đổi thay. Tôi không thể hình dung được cuộc đời tôi gắn liền ở 1 chổ, từ khi sinh ra cho đến khi về già. Bắt đầu từ ngày tôi có thể nói tạm biệt với bố mẹ tôi, là tôi đã có thể tập nói tạm biệt với tất cả những nơi tạm cư khác tôi đã đi qua. Mỗi nơi tôi đã đi qua và đã ở đều cho tôi những kĩ niệm đẹp. Kĩ niệm đẹp thì sẽ luôn luôn tồn tại trong tâm hồn mình, và nơi ấy, chính là "home".

Pensee

war vs. the art of negotiation



Chiến tranh bao giờ cũng tan thương và chết chóc. Khi nhìn thấy 1 triều đại nào phải dùng quân đội và vũ khí vào combat để đạt được mục đích, cho dù là mục đích tìm tới hòa bình, tôi chợt nghĩ đến những đứa con nít trong xóm đánh nhau . Đứa này đánh đứa kia mong cho nó thuần phục mình. Đứa kia đánh không lại thì cha mẹ chúng cũng nhào ra đánh chung, đánh cho đến khi cả 2 bên đều kiệt quệ, mất mát, rồi hàng xóm đứng nhìn, bàn tán, rồi ai về nhà nấy . Để rồi lịch sử lại tiếp diễn, xóm trở thành 1 khu xóm không kỷ cương ...

tôi còn nhớ lúc nhà tôi còn ở khu xóm cũ. Xóm này trước 75, đa số cư dân là các thương gia người tàu. Sau 80, đa số đi vượt biên dạng bán chính thức, phần khác dọn về biên hòa hoặc sài gòn. Những căn nhà, cơ sở của họ được chính quyền sang tay lại cho những gia đình cán bộ cao cấp đã tập kết trở về, hoặc từ ngoài bắc mới vô. Khách sạn đối điện với nhà tôi trở thành khu tá túc của những gia đình thương phế binh. Trường bán công trước nay trở thành khu nuôi dưởng con em liệt sĩ (có nghĩa là cha mẹ họ đã hy sinh chết cho tổ quốc)

Tôi sinh ra đúng mốc của thời kì chiến tranh, nên không rõ trước 75 hình thù khu xóm như thế nào. nhưng từ khi tôi có trí khôn đến khi nhà tôi dọn về lại xóm đạo của ông bà tôi, thì cái xóm này tuyệt đối hổn tạp với những người mới đến từ thập phương xa lạ, từ bộ đội, cán bộ, thương binh, cho đến cô nhi, trẻ lai mồ côi ...etc ...

trong 1 tình trạng phòng thủ hơn là động thủ, bố tôi đã là người tồn tại lâu nhất ở khu phố này với 1 tinh thần tuyệt đối hòa bình . tôi nhớ chưa bao giờ bố tôi xung khắc với ai, và hễ có chuyện xung khắc nào trong xóm, bố tôi trở thành người giãng hòa, và sau đó mọi người lại vui vẽ lại với nhau . có lẽ trong lòng bố tôi, chưa hề dấy lên 1 nỗi hận thù . có lẽ sau những cuộc đổi đời bố tôi đã tâm niệm cuộc sống chẳng có gì để mất và để nuối tiếc, hoặc chẳng có gì đáng phải ngỡ ngàng khi con người đổi trắng thay đen . ông luôn bình tĩnh chấp nhận hoàn cảnh mới . 1 sự bình tĩnh đến đỗi khiến những người chung quanh bối rối .

có 1 lần ông cường (mới dọn về xóm) với 2 thằng con trai cao lớn xách dao chạy qua nhà tôi . họ vung dao nói rằng nhà tôi lấy của họ con gà, hiện đang nằm trong chuồng gà nhà tôi . bố tôi đã từ tốn, kêu ông ta vô xem con gà nào của ông thì lấy, rồi bố tôi xin lỗi ông, có lẽ là vì tụi con nít chúng tôi không nhìn rõ nên cho nhầm gà vào chuồng . thực tế bố biết là ông ta cố tình vu oan cho chúng tôi để lấy con gà . (những hành vi chỉ xảy ra ở thời kì đất nước quá nghèo khổ) từ đó mẹ tôi không nuôi gà nữa . lễ giáng sinh năm nào, bố cũng sai chúng tôi đi biếu quà cho cả xóm, từ hàng xóm cũ đến hàng xóm mới, có người chúng tôi chẳng ưa . nhà ông cường, bố tôi đích thân qua thăm hỏi và biếu những gói cà phê làm quà cây nhà lá vườn . Có lẽ vì thế, hàng xóm ai cũng nễ bố tôi, hễ cần điều gì, là họ cũng sẳn lòng đến giúp 1 tay .

Trong tinh thần đạo giáo, Tôn tử đã ví phương pháp xử binh bố trận của Lảo Tử "is to avoid the enemy's strength and instead undermine, like water, his weaknesses. "

phải chăng nghệ thuật đàm phán là nhún nhịn cái tôi của mình trước, nhìn đến cái need/greed (weekness) của đối phương, rồi bước kế tiếp là thương lượng (compromise) để not to lose sight of your own goals . Có lẽ đơn giản chỉ là thế .

Nhưng tại sao chiến tranh lại cứ xảy ra ? phải chăng những người lãnh đạo không nhìn ra những nguyên lý căn bản này ? thật đáng tiếc, với lý do "chiến tranh là phương pháp duy nhất để tiến đến hòa bình" đa số những nhà lãnh đạo đưa thế giới vào cuộc chiến chỉ vì lợi dụng tinh thần "tôi" "dân tộc tôi" "đất nước tôi" "tổ quốc tôi", và đặt cái "tôi" cao hơn "của kẻ thù" . cuộc đàm phán sẽ chẳng bao giờ có kết quả hòa bình khi cả hai đều trong trạng thái tôi sẽ là người lấy được "the best of the deal"

trong kinh thánh, có đoạn chúa Giêsu từ tốn gắn liền khúc tai bị đứt cho kẻ thù và chúc bình an cho hắn, và quay lại nói với môn đệ của mình rằng, "kẻ nào chơi dao, sẽ chết vì dao .... " chiến tranh sẽ còn mãi tồn tại, không phải vì con người không thể nghĩ ra phương pháp nào tốt hơn ngoài tiêu diệt lẩn nhau, mà trái lại . thật đáng tiếc khi cả 2 cuốn holy bible và kinh koran nằm trong tay, nhưng chẳng nhà lãnh đạo nào tâm nghiệm nó 1 cách sâu xa ...

Phải chăng quả thật như Nguyễn trãi trong Bình Ngô đại cáo: Tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu?

(Oct.06.2006)
pensee

selective listening


Tôi không nhớ là từ bao giờ tôi không thích coi tv, nhất là tin tức từ các kênh cnn, abc, fox news... etc. nếu có vô tình mở lên tôi sẽ coi như không nghe không thấy gì cả, rồi flip qua chương trình khác, rồi lại ồn ào quá. kết quả là tắt tv.

khối người nói rằng tôi bị điếc hay lãng tai, vì nhiều lúc ngồi nói chuyện, tôi chỉ nghe những người tôi muốn nghe, còn những người khác họ nói gì 1 mạch, rồi hỏi lại tôi "nghĩ sao?" tôi sẽ giật mình "hả, mày vừa nói gì?"

cũng có lẽ đây là khả năng trời ban cho tôi . tôi nghĩ thế!

nếu thượng đế bắt buộc tôi phải chọn 1 điều gì khiếm khuyết trên cơ thể, có lẽ phần lớn tôi sẽ chọn bị điếc. mắt tôi đã bị cận sẳn rồi . vì thế tôi chỉ sẽ phải bỏ đôi kiếng hoặc contact lenses ra khi tôi không muốn nhìn thấy những sự việc gì một cách chi tiết .

đối với tôi, sự yên lặng, yên tĩnh chính là 1 cõi đam mê, 1 mãnh vườn địa đàng cho tôi thảnh thơi chiêm nghiệm nơi cuối ngày .

con đường đi làm mổi ngày của tôi dài 27 miles lúc đi, và 27 miles lúc về . băng ngang qua 3 xa lộ chật cứng những giờ cao điểm . người ta có thể ví những đoạn đường chật cứng nhích-5-mile-1-giờ này như những bãi đậu xe khổng lồ . 1 tiếng 35 phút ngồi trong xe . có ngày mưa . có ngày nắng . có ngày 7 xe tông vào nhau nát bấy ... và ngập trời những âm vang của xe cảnh sát, xe cứu hỏa và xe cấp cứu len lách vào giữa những tiếng chửi thề của ai đó đang răn đe những kẻ đồng hành khốn nạn bất cẩn khác .

sau 1 ngày làm việc mệt nhọc . bỏ lại đằng sau lưng những nhiễu nhương của cuộc mưu sinh . trên đường về, tôi đeo headset lên . chẳng phải để nghe nhạc, chẳng phải để nói chuyện phone, để tìm sự yên tĩnh . có lẽ cùng đích của cuộc sống này, tôi chỉ mong tìm về 1 sự yên tĩnh mênh mông .

tôi không thích chứng kiến những chuyện đau lòng đang xảy ra nơi thế giới xung quanh tôi. tôi không muốn nghe những chuyện buồn . tôi không muốn chứng kiến tai nạn, chiến tranh, đàn áp . who wants them anyway ? tôi chọn chui vào 1 chiếc vỏ ốc trống vắng của riêng mình . ignorance is good, sometimes. dù chỉ là 1 khoảng bình yên nhỏ nhoi .... mong được qua 1 kiếp người .

Pensee

Thế Hệ


Cuối tuần qua, thằng bạn của T từ châu Âu về, mời bạn bè đến chung vui tiệc cuối năm ở nhà ba mẹ hắn, như phong tục thường lệ hàng năm của nhóm. Khoảng đâu 9 cặp, đa số đã lập gia đình, còn lại vài cặp sang năm cưới, vài người đi xa không đến được . Sau phần ăn uống đùa nghịch, trao đổi cập nhật tin tức, mọi người đổ dồn sự quan tâm đến 2 cô /chú nhóc đang làm trò tếu, 1 thằng bạn bổng chép miệng trầm ngâm, "Không biết về sau, con tụi mình, đứa nào lấy đứa nào, ha ?" Cả đám nhìn nhau trợn mắt lắc đầu ... "No way ... tao dọn đi nơi khác ... "

Có lẻ con người chúng ta ai sinh ra cũng có đầy đủ (sperm của cha và egg của mẹ) để hình thành một sự sống . Và, một sự trưởng thành đầy đủ và mỹ mãn của 1 người là 1 sự trưởng thành trong sự đùm bọc và chia xẽ của cả 1 thế hệ .

Ở Mỹ, có những người thuộc thế hệ "baby boomers", những đứa trẻ sinh ra do những người cha trở về sau cuộc thế chiến II, the x-generation etc ... Ở VN, có thế hệ Bắc di cư 54 . Có thế hệ sinh viên - học sinh trong thời chiến . Có thế hệ trẻ con sinh ra sau cuộc chiến, 8x, 9x..etc ...

Trong đó, có 2 thế hệ mà tôi có liên quan mật thiết . 1: trẻ em lớn lên sau cuộc chiến ở VN . 2: thế hệ di cư thứ I tại HK. Có lẻ đây là 2 lý do chúng ta (nếu bạn đang đọc bài này) gặp nhau ở nơi đây, trên diễn đàn này, trên thế giới Internet này . Sự mật thiết khác có lẻ là do chúng ta chia chung những mất mát và thành quả hao hao giống nhau -- những giá trị văn hóa và vốn liếng tiếng Việt .

Tại Hoa Kỳ, những người di dân gần đây nhất được xếp đặt theo thứ tự, thế hệ 1, 2, 3 .... T và các bạn của anh ấy xác định họ là thế hệ thứ 1.5 và 2 . 1.5 có nghĩa là sinh ra ở VN (hoặc đâu đó) và hoàn toàn lớn lên, trưởng thành tại HK. Họ chia với nhau những ngày tuổi thơ lên 5 lên 3, cái thời cha mẹ họ khốn khó khi mới nhập cư, phải đi làm đầu tắt mặt tối, để lủ con tự động hòa nhập vào môi trường mới, mà chẳng có trường lớp Việt Ngữ hoặc cơ quan xả hội nào giúp đở . Rồi cái thời họ lớn lên theo những chương trình tv phim ảnh, người hùng superman và văn hóa nhạc pop .

Lớn lên tại VN, tôi chỉ trãi nghiệm qua 2 thế hệ . 1) thế hệ bà và mẹ tôi thỉnh thoảng nhắc lại cái thời di cư 54 và đời sống trước 75 . 2) thế hệ tôi, lớn lên sau cuộc chiến, cho dù khốn khổ thiếu thốn cách mấy, cũng sẽ luôn được sách giáo khoa dậy rằng, dân ta giàu nước ta mạnh . Bà và mẹ tôi cũng không ngừng nhắc nhở chúng tôi rằng, đời bà và mẹ khổ hơn gấp mấy trăm lần .

Để từ đó, lớn lên, tôi luôn ấn tượng trong mình rằng, những người đi trước luôn luôn khổ và kém may mắn hơn tôi, và, những người sinh ra càng về sau, sẽ càng sướng ... Còn nữa, ngày xưa, thế giới trong sạch ít tội lổi hơn bây giờ ... và cứ theo công thức tiến hóa đó, hiện tại chắc hẳn sẽ ít tội lổi đồi trụy hơn tương lai ? Những ấn tượng đó phát xuất từ những lời than thở của các cô chú bác anh chị lớn, "ui da ... ngày xưa con nít tụi mình đâu có ranh và hư như con nít bây giờ ...." "ngày xưa ... tuổi học trò mình thật đẹp, không như bây giờ ..." "ngày xưa ... thời mình ..... không như bây giờ" vân vân ... và vô vàn vân vân ...

Vâng, thế hệ nào cũng có điều để hảnh diện và bào chửa cho thành công hoặc thất bại của họ . Đa số cảm thấy hảnh diện về thành quả của họ là vì nhờ chính họ, còn những điều không như ý xảy ra là do hoàn cảnh và thời cuộc . Thật sự, thế hệ nào cũng có những lổi lầm, bươn trãi, khúc mắt như nhau . Thế hệ nào ... cũng trãi chung cảm nhận về dòng sống, về dòng lịch sữ phía sau và sự chuyển động không ngừng của dòng thời gian phía trước . Chớp mắt 1 cái, thế hệ nào cũng đủ buông xuôi 1 tiếng thở dài .... "thời gian trôi nhanh như con thoi, mới đây mình đã ..."

Tôi cảm ơn con đường tôi đã và đang đi qua . Tôi cảm thấy ấm áp vì mình xác định được mình thuộc dòng thế hệ nào? Thế hệ nào cũng có những điều tốt, điều xấu. Trãi qua càng nhiều mất mát, niềm tin của thế hệ càng rơi vào nhiều bế tắc và u uất. Tôi mong rằng tôi có thể cảm thông được với những nhịp cầu thế hệ khác.... bằng cái nhìn bao dung hơn cái nhìn tôi đã nhìn. Ví dụ như ... tôi có thể thông cảm hơn tại sao thế hệ tuổi cô chú, cha mẹ tôi hay "than thở" và so sánh thế hệ họ với sự may mắn thái quá của thế hệ chúng tôi. Tôi có thể xóa dần đi ác cảm với những đứa con gái hay giả dối đóng kịch, passive-aggressive và self-centered giống y như nhau bất kể môi trường nào .... Tôi mong rằng, tôi xóa dần đi cái lằn ranh "thế hệ" để không còn hình ảnh stereotype ấy nữa.
(Dec.12.2006)

Pensee

Vì Sao Bắc Đẩu














Lúc nhỏ, đúng 4 giờ sáng là tôi và bố quần áo tươm tất lội 2 con dốc để đi đến nhà thờ. Lịch trình cứ diễn ra như thế từ khi tôi có trí khôn cho đến ngày tôi không còn ở VN nữa.

Cái thú lớn nhất trong cuộc hành trình 2 con dốc ấy của tôi là được nhìn ngắm những ngôi sao buổi sớm, và dãi ngân hà. Bố tôi thường chỉ cho tôi những ngôi sao và những câu chuyện lẻ tẻ về vũ trụ loài người dựa theo kinh thánh. Chuyện ngôi sao dẫn đường cho 3 vua đem theo báu vật đến Jerusalem để tìm hài nhi. Chuyện về sự tích dãi ngân hà trong thần thoại hy lạp, chuyện về sao chổi, sao băng và truyền thuyết về những điều ước...

Có 1 vì sao sáng rực nhất trên nền trời mổi đêm tôi nhìn thấy ở hướng bắc đối diện nhà tôi, đó là Sao bắc đẩu. Bố tôi nói rằng, "người ta thường dùng sao bắc đẩu để xác định phương hướng, vì nó không di chuyễn như những ngôi sao khác"

Ngày cuối cùng tôi rời quê. Cũng vào một buổi sớm tinh mơ lúc 4 giờ. Tôi ngồi trên chuyến xe đò sớm nhất trong ngày, nhìn ra cửa sổ . Những người bán hàng rọng, dưới ánh sáng tinh mai mờ mờ sương lạnh, len lách xô đẩy giành nhau bán những gói thuốc lá, xâu bánh ít, ly trà nóng...etc .. Bất chợt, có ai đó gọi tên tôi. "A ơi A" .... Con Cảnh. Con bạn học cùng lớp với tôi. Nó đang len lỏi trong đám người xô đẩy ngoài kia để bán thuốc lá. Mười hai tuổi, nó đã phải gồng gánh cho việc mưu sinh . gánh nặng cuộc đời hẳn oằn trên tấm vai gầy đen còm cỏi .

"mày sướng quá ... mày được đi Sài Gòn!" ....

Ánh mắt ấy, tiếng thở dài ấy theo tôi suốt cả quảng đời còn lại phía trước. Chử "mày sướng quá" luôn làm tôi cắn rứt và hổ thẹn với chính mình và khi đối diện với cuộc sống.

Câu nói của con Cảnh trở thành 1 trong những vì sao bắc đẩu của tôi. Cho dù cuộc đời có muôn vàn biến chuyển, nhưng nó vẫn nằm đó bất di bất dịch. Mổi lần tôi yếu đuối ngả quị trước những thử thách, nó lại là sao bắc đẩu sáng lên trong đêm, vực tôi ngồi dậy. Tôi không cho phép mình ngả quị, bởi vì tôi còn nợ quá nhiều cho cuộc sống...

Những khi tôi gặp khó khăn, thất bại, hình ảnh con Cảnh tại bến xe đò hiện ra và xóa tan đi cái "tôi" thật nhỏ bé, để tôi không nghĩ đến mình nữa. Tôi nhận thấy, khi mình đau buồn, mình dành sự đau buồn thương cảm đó cho 1 người khác, thay vì tiếc thương cho thân mình, mình sẽ tìm ra phương thức giải quyết tốt đẹp, và mọi sự sẽ được thanh thản hơn. Tôi tin là thế. Khi mình xây dựng nền tảng căn bản cuộc sống vào 1 giá trị tuyệt đối - đó là tình yêu có thực trong những mối quan hệ hiện tại - với tha nhân, thì mình sẽ không bị ngã khi gió bảo đi qua đời mình. Ngược lại, khi mình xây nền tảng mục đích cuộc sống của mình trên cái "tôi" đầy yếu đuối và chênh vênh của mình, mình sẽ dễ dàng ngã quị.

Cuộc sống cũng như 1 bầu trời đêm, đưa mình đi đến những nơi tầm mắt mình không thể nhìn tới. Vì sao bắc đẩu trên kia, vẫn lấp lánh, vẫn không xê dịch, cho dù, có đôi khi, mây đen che phủ tầm mắt mình nhìn. Những thử thách, gian nan trong cuộc mưu sinh đôi khi đánh gục mình . Chỉ cần mình ngẩng mặt lên, và biết rằng, vì sao bắc đẩu - mục đích sống của mình vẫn còn tồn tại ở hướng Bắc .

Pensee



Một trong những sở thích cũ kĩ tôi không bỏ được, và cũng sẽ chẳng bao giờ muốn bỏ, đó là cái thú đi lục lọi những tiệm sách cũ, mua rẻ bán rẻ, nơi những hang cùng ngõ hẻm của thành phố. Ngày tôi còn nhỏ, bố tôi không thích tôi đọc bất cứ loại sách nào, ngoại trừ sách giáo khoa, những cuốn truyện anh ngữ và cuốn kinh thánh. Vì vậy mỗi ngày tôi dành dụm tiền ăn sáng, mỗi sáng mẹ cho vừa đủ tiền mua 2 gói xôi bắp, loại điểm tâm rẻ nhất, hoặc 1 dĩa bánh bèo hoặc tô bún nhỏ . Số tiền này khoảng vừa đủ giá 1/4 cuốn truyện (tôi nhớ mang máng là thế!)

Thế mà gia tài sách, gồm các loại truyện tiểu thuyết trinh thám, cổ tích/thần thoại thế giới, khoa học viễn tưởng, tiểu thuyết lịch sử..etc.. của tôi đã chứa đầy ngăn của chiếc bàn học dài 3-chổ-ngồi của anh chị tôi để lại cho tôi . Bố tôi chẳng bao giờ khám xét tủ sách của tôi, vì thế, ngăn tủ sách là 1 cánh cửa riêng quí báu đã đưa tôi vào 1 thế giới bí mật, mà người lớn như bố tôi chẳng thể nào hiểu được điều gì đang xảy ra trong chiếc đầu nhỏ bé ấy .

Bị mê mẫn cuốn hút vào những thế giới diệu kì tạo nên bằng 27 chử cái và những con dấu chấm-hỏi-ngã-nặng đó chỉ là 1 chuyện giản dị, như bất cứ tuổi thơ nào . Chuyện đáng nói là: tôi rất "chăm sóc" những cuốn sách này . Tôi nâng niu mỗi cuốn sách như những cô bé nâng niu những con búp bê hoặc những chú chó bông trắng xù lông xinh đẹp của họ. Tôi dành tiền mua giấy bông và bao nylon rồi bao ngoài bìa những cuốn sách, bên trên cùng dán label với tựa đề và tên tác giả với những nét chử bút màu nỗi bật . Đẹp y như những cuốn tập trong những ngày đầu khai trường.

Đứa nào trong lớp mượn tôi bất cứ món hàng nào quên trả cũng được, ngoại trừ sách truyện . Tôi có thể nhịn ăn, chứ không thể nào lướt qua 1 cuốn sách đẹp mà lại không mua. Mỗi người có mỗi cái để obsess gọi là căn bệnh sở hửu. Có lẽ, book obsession là căn bệnh lúc tôi còn nhỏ .

Tôi không nhớ từ bao giờ, tôi không còn mê mẫn đọc tiểu thuyết như trước nữa, nhưng, hình như, tôi chưa hề bao giờ vất bỏ đi 1 cuốn sách nào. Dọn nhà hoặc di chuyễn nơi này nơi khác, tôi có thể cho đi hoặc bỏ bớt những vật sở hửu khác, nhưng sách thì không. Cứ mỗi lần mở những trang sách cũ ra, những hàng chử nhảy múa, những câu nói, những âm thanh, màu sắc, những thế giới bên dưới, bên trên, và bên ngoài trí tưởng tượng của tôi được hình thành. Chúng đưa tôi đi từ miền mơ ước này qua những bến bờ thổn thức khác. Những cảm xúc, những hồi hộp bỡ ngỡ, tất cả đều không hề thay đổi.

Văn học và kiến thức là những giá trị không hề bị cũ theo sự định giá của thời gian và sự thay đổi . Mỗi cuốn sách đại diện cho 1 tư tưởng rất original . Tôi trân trọng những cuốn sách tôi đã đọc, đã nâng niu, và đã góp phần làm nên cái tôi ngày hôm nay. Giờ đây, tôi lại vẫn thích đi dạo các quầy sách cũ. Mỗi lần ra cửa tôi cũng khệ nệ dăm bảy cuốn. Có lẻ khi càng lớn tuổi, tôi càng sống thực tế . Tôi không còn thích tiểu thuyết nữa, nhưng bù vào đó, tôi lại thích đọc nữa phần còn lại của gia tài kiến thức văn học trên thế giới, đó là non-fictions. Nếu phải di chuyển, có lẻ 2 kệ sách và cái mớ ngổn ngang sách trong phòng tắm và trong phòng ngủ kia của tôi là 1 vấn đề lớn . Có lẽ, chúng là gia tài lớn nhất mà tôi có được trong thế giới vật chất này .

Hôm nay lại ghé tiệm sách cũ...
(Jan.2.2007)
Pensee

The courage to say sorry


Tôi không nhớ tôi học được hai chử "xin lổi" bắt đầu từ bao giờ. Bởi vì, theo trí nhớ của tôi, thì lúc nhỏ bố mẹ anh chị tôi chỉ có trừng phạt tôi mổi khi tôi lầm lổi sau đó, "Chừa chưa ?" tôi trả lời, "dạ con chừa rồi!" "Chừa rồi thì phải hứa điều gì ?" thế là tôi làm 1 cái danh sách những điều hứa phải chừa. Tôi không nhớ gia đình tôi có nhấn mạnh hai chử "xin lổi" với tôi không nhỉ!

Tôi không nhớ bố tôi xin lổi mẹ tôi, anh tôi xin lổi chị tôi, và ngược lại. Sau này lớn rồi thì tôi có nghe bố tôi nói với chị tôi. Còn lúc nhỏ, tôi không nhớ có ai đã từng xin lổi tôi. hầu như tất cả đều chỉ tỏ ra 1 nghĩa cử hối hận và làm việc làm nào đó để đền bù lại. Thế thôi. Chử "xin lổi" có vẽ thiếu chổ đứng trong nền nếp gia đình tôi ấy nhỉ.

Có 1 lần, sau giờ lễ Chủ Nhật, tôi ghé thăm bà nội. Lúc đó bà nội ở nhà chú H tôi. Mấy đứa em họ cở tuổi tôi lúc đó kình ra mặt sự ưu ái đặc biệt của bà nội dành cho tôi. cho đến bây giờ tôi cũng không hiểu tại sao bà nội lại thương tôi 1 cách đặc biệt thiên vị đến như vậy. lúc đó tôi cũng cảm thấy ngại lắm, vì thật lòng, tôi cũng không thương bà nội mấy. Tôi thương bà ngoại tôi hơn.

Trở lại chuyện bửa đó, vừa bước vô cổng, lũ em họ thả mấy con chó bec giê ra hù tôi. Một con nhào lên cắn ngay bắp đùi tôi 1 miếng đậm cả dấu răng. Tôi đau lắm, nhưng lì không khóc. Thấy tôi đến, bà nội chạy ra đón tôi, trong khi đó lũ em họ chết tiệt kia chạy biến mất ra ngõ sau. Bà không biết rằng tôi bị chó cắn đau đến mức nào. Bà bảo tôi ngồi xuống ăn cơm với bà. Bửa cơm thịnh soạn thơm phức mà tôi còn nhớ. Có bò xào cần tây, canh cà chua dồi thịt, cá thu chiên vàng. bụng đói cồn cào, nhưng vì giận cái lũ kia và giận luôn cái mâm cơm của nhà chúng, tôi từ chối không ăn. Bảo mãi không ăn, bà giận quá, quát lớn, "không ăn thì đi về!"

Tôi đứng dậy "chào bà con về" rồi đi thẳng. Có lẽ bà giận lắm, nên gọi bố tôi lên mách lại. Bố về bắt tôi quì 1 bửa và bảo lên xin lổi bà. Tôi tự nghĩ, tôi chẳng có lổi. Thế là từ đó tôi không bao giờ tự động đến thăm bà nữa... cho đến ngày tôi đi, bà qua đời... :-(

Nói chung, đó là bài học về hai chử "xin lổi" đầu tiên. Tôi nhớ nó vì tôi đã không thực hành, và cũng chẳng cảm thấy hối hận .

Khi đến trại tị nạn, ở chung phòng với 30 đứa. Chén bát va chạm, con người không tránh khỏi xích mích. Chuyện bắt đầu là chị T nhận tôi làm em nuôi. Chị ấy 16 tuổi, rất đẹp và ngọt ngào, tuy có phần tôi hơi sợ chị, bây giờ nghĩ lại có lẽ vì chị lanh quá. Lúc đó, hể cứ việc gì chị cũng sai tôi làm. Đến phiên tổ chị nấu cơm, chị sai tôi làm các việc phụ bếp thế chị. Thiếu nước, chị kêu tôi đi ra giếng xách thêm nước cho chị... etc.. lúc đó tôi khù khờ lắm, ai lớn sai tôi việc gì tôi cứ nghĩ như là chị tôi ở nhà hay sai tôi, nên tôi cứ "dạ" và đi làm tuốt.

Chị H, là cô nhi cùng phòng. Chị ấy 15 tuổi nên cũng có phần hiểu biết chuyện đời hơn. Một hôm chị lôi tôi ra ngoài và bảo, "lần sau em không nên để chị T sai em như vậy nữa!" Tôi, "dạ" ...

Tối hôm đó trời mưa lớn, gió thổi mạnh, tàn cây đổ, dừa rụng nghiêng ngã, chị T sai tôi ra kéo quần áo phơi ngoài dây cho chị. Tôi lụng bụng phịu môi "em không muốn đi!" Thế là chị kéo tôi ra làm 1 bài giảng, "em như vậy là sao? chị đã nói với em 2 chị em mình cô thân cô thế phải nương nhau mà sống, sao bây giờ em lại hành động như vậy ?" Nước mắt tôi chảy mà tôi không biết mình phải làm sao .... Tôi có ích kĩ và tệ lắm không? Từ đó, chị T không nói chuyện với tôi nữa.

Hôm sau, chị H nói chuyện và thân với tôi. Chị H tâm sự về chị T đã đối xử cà chớn với chị như thế nào ... v..v ... Trong lúc rối lòng và buồn chị T, tôi cũng cuốn theo tâm sự của chị H, và nói với chị rằng, "tôi cũng nghĩ như chị vậy ... chị T không tốt!"

Tối hôm đó, đi sinh hoạt về, chị T lôi tôi ra và hỏi, "A tại sao em đố xử với chị như vậy? tại sao em nói chị ... như vậy ... như vậy ...?" Tôi sửng sờ .... vì tôi không có nói, mà tôi chỉ lở "đồng ý" với chị H . Tôi quay qua chị H cầu mong chị thanh minh cho tôi. Nhưng, đó là giây phút đầu tiên trong đời, dậy cho tôi bài học về việc làm và consequences.

Chị H đàn áp tôi thêm, "A, em cứ nói đi, em nói chị T nói chị như vậy mà!" rồi quay qua chị T, "chị thật quá đáng, sao dám coi thường tôi như vậy ?" "A, em làm chứng cho chị, em nói đi!"

Hai người hùng hổ bắt tôi phải làm nhân chứng cho sự thù nghịch nhau. Tôi không ngờ sự việc đến nước này. Tôi cúi đầu, "em xin lổi hai chị .... là lổi của em hết" Rồi tôi chui vô góc phòng bên dưới gầm ghế là chổ nằm của tôi, mong được yên thân. Nhưng chưa hết, chị T kéo tôi lôi ra, "Em chỉ nói 1 câu "xin lổi" đơn giản như vậy là hết đó hả?"

Tôi cố ngăn không khóc vì không muốn họ nghĩ là giọt nước mắt cá sấu, nhưng không kìm được . Tôi nhìn hai chị với đôi mắt cực kì thất vọng, "bây giờ chị muốn em làm sao?" Cả 2 nhìn nhau cặp mắt căm thù, không nói với nhau tiếng nào rồi bỏ đi.

Lúc đó, tôi không biết mình có lỗi hay không. Nhưng chử "xin lổi" của tôi là thật lòng. Tôi xin lổi họ, và cũng xin lổi chính tôi. Lỗi của tôi là để mình vướng vào những vòng xoáy cạnh tranh, nhửng tị hiềm nhỏ nhen này. Bài học đầu đời về trách nhiệm về lời nói và việc làm của mình, ngay cả những lời nói a dua theo. Tuy nó không có ý gì, nhưng nó có thể trở thành còi súng để gây nổ tung những cơn giận của những người vốn đã hiềm khích nhau .

Từ đó, tôi biết cách xử dụng hai chử "xin lổi" ... bởi vì sau chử xin lổi là gì? Mọi người sẽ đòi hỏi tôi làm gì nhỉ? Tôi không biết. Nhưng, những khi tôi thấy tình hình giữa tôi và 1 đối tượng nào đó quá căng thẳng, 1 là tôi sẽ trút bỏ tình cảm này, và không bao giờ quan hệ lại nữa, và cũng không bao giờ bận tâm, 2 là tôi sẽ chủ động xin lổi. Chử xin lổi nhiều khi khó nói vô cùng. Tiếng Việt cũng dể nói, tiếng mỹ cũng không khó, vậy mà sao khi phiên âm nó cứ ngượng sao ấy. Để nói được những chử ấy, tôi phải quên luôn cái: tôi, cái ego, cái dignity, cái pride, cái reason, cái right ....etc ... bất cứ cái gì thuộc về cái common sense của mình in that moment . Quả thật, chử xin lổi không phải dễ nói, trừ khi mình thật sự nhận ra mình có lỗi .

Pensee

Hà Nội... mùa có những cơn mưa...


Máy bay đáp cánh ở sân bay Nội Bài, ngoại ô cách thành phố thủ đô 30 phút lái xe. Chiếc xe bus đưa chúng tôi từ máy bay vào cổng terminal. Bầu trời Hà nội hôm nay mờ đục. Thành phố đón chúng tôi với cái gió se se buồn mang theo cái vị ảm đạm cũ kĩ. Một 1 ông cụ vào sau đứng cạnh bên ghế chúng tôi. Ông khoảng 75 tuổi, tóc bạc trắng nhỏ người, khuôn mặt sáng sủa ánh lên từ làn da trắng và ánh mắt sáng quắc. T đứng dậy nhường ghế mời ông ngồi. Ông cười rạng rỡ với giọng nói Hà Nội rất Việt Nam cải cách mới, "thế thì ngại quá... mình không có gì "khuyến mãi" cả"

2 chúng tôi ngây mặt nhìn ông. Ông gật gù tiếp "đúng là kính lão đắc thọ ... nhẽ ra mình phải khuyến mãi đằng ấy điếu thuốc lá hay gì cơ đấy" Tôi, "à! .. thế bác sinh sống ở Hà Nội à?"

"Tôi từ Anh Quốc. Xa quê hương mấy chục năm. Cứ xem trên A tê vê chiếu về Hà Nội mãi, lần này mới được về thăm quê hương mến yêu đây!" Ông nhấn mạnh hai chử "mến yêu" rồi gật gù trầm tư ngó ra cửa sổ. Ông còn nói huyên thuyên nhiều điều gì nữa, có vẽ ông rất cần được nói...

Xe đưa chúng tôi về đến thủ đô, đúng giấc trưa . Mây xám che phủ. Cơn mưa gió vẫn lãng đãng cài trong gió.

Cái thú của nữa ngày còn lại, đó là lang thang hồ tây với ly cà phê ấm. Hà Nội như người con gái mang hình dáng đặc chất Á Đông với bộ tóc đen nhánh đổ dài và đôi mắt xếch, nhưng tính cách lại rất tân thời, rất tây âu, thích ăn mì ý, bánh pizza và kem tây . Hà Nội có chút hao hao lười biếng của Seatle và 1 chút bận rộn tranh đua của San Francisco. Tuy cả 3 đều heo may trong những ngày tôi viếng thăm.

Hà Nội không có cà phê starbucks. Hà Nội có cà phê loại rang với bơ, rượu trắng và tí muối. Đấy là cái loại cà phê đặc chất Việt Nam. T hỏi tôi tại sao họ lại rang cà phê với bơ nhỉ? tôi không rõ. có lẽ người tây thích ăn bơ, mà người VN lại chịu sự đô hộ của bọn chúng cả trăm năm, nên dính luôn cả mùi bơ vào trong cà phê.

Người Hà Nội rất lịch sự. Một sự lịch sự từ trong cung cách ứng xử mà có lẽ đã là nền nếp văn hóa ở đây. Tôi chưa thấy ai chửi rủa ... mà có lẽ... khi chửi rủa tôi cũng có thể mường tượng những câu chửi tuy hàm ý đanh thép nhưng cũng được trau chuốt cho có vần có tự. Tôi nghĩ vậy.

Mô tả về HN thì có lẻ giấy bút tôi hạn hẹp để có thể viết ra hết những cảm xúc trong tâm tư của mình. Mà thật. tôi chẳng thể nào mô tả được sự xúc động sâu lắng trong lòng tôi về thành phố đã từng cưu mang ông bà cha mẹ tôi từ cách đây nữa thế kĩ.

Dòng sông Hồng thong thả lững lờ ôm trọn HN. Hồ Tây sương mù phủ kín ánh chiều tà. "Người Hà Nội biết hưởng thụ anh nhỉ!" Anh lái taxi cười lớn nhấn mạnh thêm câu nhận xét của tôi "chính xác là lè phè mới đúng!"

Lè phè thật! 10 giờ sáng nhiều cửa tiệm còn chưa mở cửa. Hình ảnh này hiếm thấy ở Sài Gòn hoặc các khu thương mại do người VN làm chủ ở các nơi khác trên thế giới mà tôi gặp qua.

Tay trong tay chúng tôi dung dăng dung dẽ quanh hồ hoàn kiếm. Mưa vẫn mưa rơi... Nhưng khí hậu âm ấm, không lạnh. Lãng đãng vài ba cụ già đi bộ hoặc ngồi trên ghế đá suy tư đếm về quá khứ. Một bà cụ già lom khom đi chúi mủi về phía trước. Tay cụ xách những chiếc bị cói. Tôi tưởng cụ ăn mày gọi ới. Bà cụ xoay lưng đưa tôi 1 mớ kẹo cao su. "lậy cô mua hộ ạ!..." "5 nghìn 1 chiếc"

Đời sống thật khó khăn cho những người tôi có thể trông thấy. Và, có có lẽ còn khó khăn hơn cho những người tôi không được trông thấy. Chẳng nhẽ ... thành phố cổ xưa này không có người ăn mày?

Cả buổi trưa, chúng tôi loanh quanh đi tìm 1 tiệm bánh quấn tráng tại chổ. Nhưng đến nơi chẳng dám ăn vì nó nằm ngay trên vĩa hè bụi bặm. Cách đây 1 năm, tôi vẫn còn dám ăn ở các hàng quán vệ đường, thậm chí cả những quang gánh hoặc xe hàng rong. Nói chính xác là 1 phần ba diện tích da thịt của cơ thể tôi được bồi đắp từ những gánh hàng rong nơi góc phố nẽo đường mãnh đất phù sa hình chử S này. Ấy vậy mà lần này tôi không ăn... vì T không dám ăn. Người lớn lên chưa được chứng kiến con chuột chui qua lổ cống, thì bắt họ ăn những tô bún bán nơi góc đường có con ruồi bay qua, quả là 1 điều tội nghiệp.

(phải nhường chổ cho người khác dùng internet rồi... sẽ tiếp)

Pensee

Anh lái taxi


- Bình thường ở đây có hay bị bão lụt không anh?
- Cũng chỉ bị ảnh hưởng thôi, chứ không bị trực tiếp chị ạ. Thành phố thủ đô mình được các tổ tiên xây dựng trên 1 địa thế thịnh vượng nhất của đất nước. Chiếc cầu kia được hoàn tất cách đây vài năm. Còn chiếc đó được Nhật họ xây, cũng đã hoàn tất...

Anh tài xế taxi vừa lái xe vừa thao thao chỉ dẫn cho chúng tôi về thành phố, với vẽ mặt kiêu hãnh đầy tự hào lia về từng mái ngói, chiếc cầu, bờ đê chắn lũ... Anh hỏi tôi từ đâu đến? Tôi trả lời, "tôi từ trong Nam." Xe chạy ngang qua những ngôi làng ngoại ô, băng qua những ngôi mộ nằm nép bên bờ ruộng, tôi bâng quơ, "có thể mộ ông bà tổ tiên tôi nằm đâu đấy!" Anh dướn mày, "thế à?" "tôi đùa thôi, bố me tôi từ Hà Nội, va Bùi Chu, phát Diệm... còn tôi, sinh miền Trung, lần đầu tiên ra Hà Nội!"

- Chị thích nghe nhạc không?
- Anh có nhạc gì?
- Toàn nhạc quê hương cả
...... ****... ******

Nhạc quê hương của anh có nghĩa là nhạc cách mạng. Tôi định thắc mắc tại sao thế hệ anh giờ này còn nghe bài có đoạn Mát xi cơ va... Không biết anh có biết nước Liên Xô đã bị xé lẽ trả lại sự bình quyền cho những nước cộng hòa độc lập? Nhưng thấy sự trong trắng ngự trị trên khuôn mặt non nớt dễ thương ấy, lại tôi lại thôi.

- Anh chị có cháu nào chưa?
- Chưa, còn anh?
- Dạ em có 1 cháu gái 2 tuổi.
Từ sau kính chiếu hậu, tôi có thể đọc được nụ cười nở rộ trên môi người cha.

- chắc chị độ tuổi em?
- anh bao nhiêu?
- 28
- sinh năm 79? vậy em bằng tuổi em tôi.

Tự nhiên tôi thấy cậu bé trở nên gần gủi . Khuôn mặt rắn rỏi sương gió hằn nếp bôn ba của cuộc đời. Cặp mắt sáng lung linh đen lay láy ủy mị. Người có cặp mắt này là người thông minh nhưng nhút nhát, và có 1 nội tâm hiền lành đức độ.

Đến Bát Tràng, cậu bé bảo chúng tôi đi dạo, cậu sẽ đợi.
- Anh chị cứ đi, em đợi đây lâu cũng được.

Dạo 1 vòng, tôi định mua bộ ấm màu đỏ xinh xắn trưng trong 1 hiệu, nhưng tiệm đóng cửa. Thấy chúng tôi loay hoay, cậu bé chạy vào gỏ cửa năn nĩ để giúp tôi mua được bộ ấm duy nhất ấy. Có lẽ vì thấy chúng tôi đi cả buổi mà chẳng mua gì, cậu ái ngại. Tôi xua tay, không sao cả, mục đích của tôi là đi thám cảnh, chứ chẳng cần thiết phải mua gì. Cậu cười gãi đầu ...

Trên đường về, cậu hỏi, "anh chị có đi chùa Hương không? cũng không xa mấy độ 20 cây, để em chở anh chị đi luôn cho đủ tour... nhân tiện ghé thăm nhà, nhà em ở gần chùa Hương"
- Chắc hôm khác, vì tôi lười quá.

Về lại phố, tôi trả tiền cậu đủ tour và cộng thêm tips. Cậu đếm tiền, và trả lại tôi tiền tips "chị đưa em dư ạ!" "Tôi biếu em uống nước" Cậu cười gãi đầu ái ngại, "chị cho em đủ rồi ạ, thôi... em không lấy nữa đâu!" Tôi hơi ngỡ ngàng trước phản ứng của cậu bé. Lần đầu tiên tôi cảm thấy thật bối rối. Chẳng lẽ, cậu ấy không cần tiền? Không cần tiền sao phải từ quê lên mướn phòng trọ ở tạm, ngày ngày phải bôn ba đón khách, 1 tháng mới về thăm ba mẹ 2-3 bận. "ở quê cực lắm chị ạ. Bố mẹ em vẫn phải cấy lúa."

Ở nước Mỹ phồn vinh, người ta dùng tiền để đổi chác mọi thứ, có tiền thì có tất cả. Ở những nơi nghèo khổ, người ta cũng khó mà nhận ra tình người vượt qua giới hạn của đồng tiền. Cậu bé lái taxi làm cho tôi hụt hẩng về cái cảm giác eo hẹp ấy. Tôi cảm thấy nhỏ nhoi và ngụp lặn trong cái sự tôn nghiêm của 1 người lao động chân chính và thành thật. Cậu đã dậy cho tôi bài học sâu sắc về phong cách làm người.
(Mar.25.2007)

Pensee

free will ...


Hôm nay tôi nhận được 1 tin buồn. 1 người bà con (rất xa) đã ra đi. Tôi gặp anh lần đầu tiên (cũng là lần cuối) cách đây 14 năm . Anh rất hiền lành và khiêm nhường. Tôi nhớ lần ấy anh ngồi nói chuyện với tôi về đại học, về ngành nào tôi nên theo... etc... anh em nói chuyện với nhau đến nữa đêm....

Hôm nay anh đã chọn con đường giã biệt cõi trần một cách thật ai oán. Nghe tin, tôi chùng xuống . Tôi đã qua cái giai đoạn mà mỗi lần nghe 1 sự việc xảy ra là mình lập tức đặt câu hỏi tìm "nguyên nhân" "thủ phạm" Cái giai đoạn đó của tôi đã qua rồi. Giờ đây tôi chỉ biết nhìn sự việc xãy ra, như là nó đang bày ra trước mắt. Những gì khuất mắt, tôi cứ để yên nó như vậy.

"ngũ thập tri thiên mệnh" Có lẽ tôi là bà cụ non thật rồi . Tôi cảm thấy mình già lắm. Tôi hoàn toàn tin tưởng và phó mặc theo mệnh trời.

Nếu tôi ở trong trường hợp anh, tôi sẽ làm sao nhỉ?

Thượng đế từ bi ở trên cao, ngài có bao giờ tự hỏi câu hỏi trên, và tự đặt mình vào hoàn cảnh của anh không nhỉ! Ngài đã sống ở trên thế gian 33 năm. 30 năm trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, xóm làng . 3 năm cuối đời có nhiều người thương, kẻ ghét. Phút cuối cùng trên thập tự giá, vẫn có tên cướp bên cánh hửu nguyện đi theo ngài. Có lúc ngài cô đơn. Nhưng ngài có cảm được cái sự trầm luân vô hạn định của 1 con người khốn cùng nơi bể ãi này chăng ?

Trả lời cho câu hỏi của tôi? tôi hoàn toàn không biết. 32 tuổi, tôi khái niệm rất mơ hồ về sự đau khổ . Những gì tôi đã trãi qua, chẳng là cái đinh gì cả. Con người cứ luôn mãi đi tìm hạnh phúc, mà họ quên mất rằng hạnh phúc chỉ là đức tin và niềm hy vọng miên viễn để giúp con người có ý chí vươn lên . Trầm luân chính là kiếp người.

Tôi sống mỗi ngày hôm nay, tập cho mình thêm sự can đảm. Can đảm để hầu ứng phó với mọi nghịch cảnh của đời. Lỡ ngày mai tôi sẽ bị 1 chứng bệnh nan giãi, lỡ ngày mai tôi không còn là tôi nữa ... tôi có đủ can đảm để đối diện với tôi, với cuộc đời và chấp nhận nó, chấp nhận đau đớn cho đến khi tinh thần lẫn thân xác tôi ngã lụy, kiệt quệ?

Tôi nhủ lòng không xin thượng đế ban cho tôi điều ước, mà, xin ngài ban cho tôi can đảm chấp nhận rằng tôi sẽ chẳng được những điều tôi cầu xin. Cuộc đời này tôi xin phó thác. Phó thác những người chấm dứt đi chính mình.

(Apr.10.2007)
Pensee

Tiếng tàu đêm...


Bạn có bao giờ chợt thức giấc khoảng giữa đêm về sáng . Bên ngoài, màn đêm loãng dần trên nền trời màu lụa lấp lánh vạn vì sao . Đồng lúc, bên hàng xóm văng vẳng tiếng nhạc từ máy cassette:

ôm lòng đêm ... nhìn vầng trăng mới về ... nhớ chân giang hồ ...

Cũng vậy ...

Tôi rất thích nghe tiếng còi tàu đêm hụ từ xa . Cái thời khắc của nữa đêm và sáng, giây phút ranh giới của ngày hôm trước và ngày hôm sau, nó thủy chung tinh khôi và nguyên vẹn . Tiếng còi xé tan cái sự tĩnh mịch, đánh thức tôi dậy để báo cho tôi biết rằng, tôi đã sống, tận hưởng và đã đi qua cái thời khắc thiêng liêng ấy . 1 ngày trôi qua của 1 đời người .

Nằm trong chăn ấm, hai tay gối miên man trên đầu, tôi suy nghĩ tới vô vàn quĩ đạo của sự sống đang xảy ra chung quanh . Giờ này, nơi những sân ga, có những giây phút chia xa - đoàn tụ, có những tên ăn trộm và những người bị cướp giật, được - mất . Đoàn tàu giống như dòng nước, đi qua những sân ga, tuần tự trong qui luật đến và đi .

Đối với những người yêu từng thời khắc của cuộc sống, họ thức đêm để biết đêm ngắn đến dường nào ... và thời gian sống còn lại giới hạn đến bao nhiêu . Những chuyến tàu liên tiếp đi qua, có bao nhiêu chuyến ? mỗi chuyến có bao nhiêu toa ? và sự dán cách của từng chuyến là bao xa ? Cuộc đời quá mênh mông để quan tâm đến những điều này . Nhưng những con tàu đêm có thể xê dịch bao nhiêu cuộc đời .

Khi mình dõi mắt vào trong đêm thâu, mình nhận thức được sự bao la của vũ trụ, hửu hiện và vô hình . Mình nhận thức được sứ mệnh của sự "đến" và "ở lại" . Lý do tồn tại không còn đơn giãn là để được cuộc đời chiêm ngưỡng, mà trái lại, là để được dự phần vào cái vinh dự cùng chiêm ngưỡng -- chiêm ngưỡng sự sống .

Tiếng tàu đêm đối với tôi như tiếng chuông nhà thờ đối với người tín hữu ngoan đạo, đánh thức linh hồn tôi mở lòng thành tìm đến nơi thờ phượng . Thờ phượng nấm mồ chôn mỗi khắc giây tôi đã sống .

Pensee

Hoa vàng


Trưa nay ghé chợ mua bánh mì, thấy 1 cụ bà lòm khòm đi ngang qua parking lot, 1 tay chống gậy, 1 tay bưng chậu hoa nhỏ nhắn rực rỡ trên tay. Chậu hoa cúc vàng!

Trời hôm nay âm u buồn tệ. Vô chổ làm, 1 loạt email lên đến cả ngàn cái false alert từ đêm qua . Xung quanh tôi, vô số những gương mặt đăm chiu vào công việc, và hờ hững với cuộc sống. Cách ngoài kia 1 gang tay cuộc sống, bà cụ già 80 tuổi lái xe đến chợ, chỉ để mua 1 chậu hoa cúc vàng.

Tôi nhớ đến mảnh vườn trước nhà hồi nhỏ bố dựng cho anh chị em tôi. Bố chia cho mổi đứa 1 góc. góc trong cùng bên trái là của tôi. Bố nói, từ cách trồng và chăm sóc cây, bố có thể nhìn thấy tính cách của mổi đứa. Anh tôi thích trồng và uốn nắn cây kiểng (bắt chước theo bố), chị tôi thích trồng hoa đủ loại, nhất là hoa hồng. Còn tôi, tôi chỉ trồng các loại xương rồng và hoa gỗ . Xương rồng rất dễ trồng và không cần chăm sóc. Chỉ cần đến nhà ai, thấy cây xương rồng dễ thương xinh xắn, là tôi xin bẻ 1 nhánh nhỏ bằng đốt ngón tay, rồi đem về cắm xuống. lâu lâu tưới 1 bận. Một thời gian là những nụ non lú nhú nhô lên báo hiệu thông điệp sống đã bắt đầu. Hoa gỗ thì sắc màu rực rỡ, chóng nỡ chóng tàn. Rồi mùa sau những hạt giống có sẳn sẽ tiếp tục nảy mầm và lên cây mới. Đời sống giãn đơn như vậy. Bố nói tôi là người bầy hầy làm biếng .

Mà làm biếng thật, ngay cả trong thú vui tiêu khiển. Chẳng trách gì khi ai đó có thể bắt gặp 1 đứa bé mới 9 tuổi đã có thể lười biếng nằm cả ngày ngắm mây trắng bay qua nóc nhà. Tôi thậm chí chẳng thèm dõi theo đàn chim xem chúng bay về đâu, đơn giãn vì sự lười biếng của tôi không bắt kịp vận tốc bay của chúng.

Đấy là chuyện hồi xưa, ở cái xóm mà nhà nào cũng có 1 vườn hoa bát ngát trước sân. Mỗi mùa mỗi hoa nỡ. Ngày ấy tôi hạnh phúc lắm. Cái hạnh phúc mà cho đến bây giờ vẫn còn len lõi theo tôi trong những tích tắc bất chợt của cuộc sống. Bà cụ 80 cầm bình hoa cúc vàng.

Trong tất cả các gam màu hợp lại, tôi thích nhất là màu vàng và màu tím. Có lẽ vì đó tôi thích hoa pansie. sự kết hợp tự nhiên Thượng đế đã làm để ưu đãi riêng tôi. Tôi cứ tin là vậy. Mỗi người có quyền có 1 niềm tin riêng cho chính mình. Và, tôi cũng bắt chước bà cụ, mang về 1 chậu hoa cúc vàng /tím.


Pensee

Ai thương, ai ghét, ai nhớ ai quên...?


Hôm nay đi ăn trưa, con C hỏi, "A, cuối tuần con t* tổ chức party có mời mày không?" "không."
Con C trợn mắt, "nó cũng không mời tao. what b*, nếu nó mời mình cũng đâu có đi."

Con C là người dễ giận, dễ vui. Nó là 1 người khả ái và tốt bụng, nhưng vụ này cũng ấm ức 1 vì không được mời, vì cả buổi ăn nói đi nói lại cũng quay vòng về con t*. không bực sao được? Nó mời gần hết cả hảng, mà chừa ra 2 người dễ mến nhất.. là chúng tôi. không phải sao

Năm tôi được lảnh bí tích thêm sức, tôi được tặng 1 cuốn sách mỏng có hình những bông hoa rất đẹp, Sứ Điệp Loài Hoa . Và trong cuốn sách mỏng đó, tôi thích nhất là chương viết sâu sắc về loài hoa "Lưu ly thảo - forget me not". Chương viết đó, dậy cho tôi rất nhiều về thái độ sống của mình trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời .


Những cánh hoa màu tím gửi lời nhắn nhủ thiết tha: “Xin đừng quên tôi”. Những ai còn nhớ và ai đã quên, nhất là khi ta vắng mặt sau cuộc đời trần thế?

Nhiều người làm việc gì, cho vật nào cũng muốn ghi dấu ấn mình trên đó như để người khác khỏi quên. Nhưng chính khi ta biết quên mình, quên quyền lợi riêng mình, ta lại tìm được mình mãi mãi . Bài học này tôi đã nhận được từ những dòng sông.

Dòng Cửu Long giang đầy phù sa, dòng Hồng Hà đỏ thắm hay dòng Hương Giang lững lờ, tất cả đều chảy ra biển. Ta tưởng chừng như chúng đã chết khi hoà mình vào biển cả. Vậy mà không một con sông nào muốn chảy ngược dòng nên không một giọt nước nào của chúng bị mất. Hơi nước từ biển bốc lên thành mây, thành mưa trả lại cho chúng dòng nước tinh khiết từ trời.

Hiểu được bài học đó, tôi mới biết âm thầm làm việc, chẳng còn lo ai nhớ, ai quên.


Được nhớ, hay bị quên, những cảm giác này là 1 phân tử trong cái gói lớn của vòng tâm lý: được thương - bị ghét.

Năm tôi 10 tuổi, khi mà chúng bạn cùng xóm chơi đùa với nhau, tôi cảm thấy rất hảnh diện vì được là 1 thành viên, hoặc 1 đứa đầu đảng cho các trò chơi. Cảm giác được bạn bè yêu thương, cung phụng, nó rất thoả mãn và tuyệt vời.

Khi tôi 17 tuổi, đám bạn không bao giờ quên nhắc đến tôi mỗi khi tôi vắng mặt trong các buổi đình đám, thậm chí còn kéo đến nhà, lết tôi đi. Cái cảm giác được làm trung tâm của vũ trụ, biết rằng cả thế giới yêu thương mình, nó bồng bềnh, khoan khoái và hạnh phúc.

Năm tôi 25 tuổi, tôi biết được cảm giác của mất mát, chia ly. Sự chia tay của con người, sự bất đồng ý kiến, sự tan vỡ của yêu đương, sự phản bội lòng tin, sự lạnh lùng sắt lạnh, sự xê dịch từng ly từng kẻ tóc cũng đủ làm xáo trộn định mệnh của con người. Tôi biết rằng, sự nhận định về cảm giác của mình, là những gì mơ hồ nhất. Con người sống vì cảm giác rất dễ đổ vỡ.

Lúc còn nhỏ, hễ không được cha mẹ quan tâm yêu thương, tôi thường hay ra vẻ tủi thân và đôi khi trở nên nhỏng nhẻo để được mẹ chú ý cưng nựng 1 tí. Lúc vừa biết yêu, mà không được người ta chú ý, tôi thường dằn vặt trước gương tự hỏi, "làm sao để hắn yêu mình?" Có người nào đó tỏ ra không ưa mình, mình thường tỏ ra tự ái và giận dỗi. Thường thì là 1) ghét lại người đó. 2) nhất định phải chứng minh với người đó mình cũng có những điểm đáng yêu.

Tâm lý thường là như thế.

Tôi không nhớ đích xác từ khi nào tôi đã không cần vào sự yêu thương chú ý của người khác nữa... Đối với tôi, cảm giác được yêu thương là 1 món hàng sa xỉ phẩm. Và, tôi cũng không dựa vào sự hững hờ, xa lánh hoặc ghét bỏ của người khác để làm cây thước đo sự chuẩn mực của mình. Nói chung, mọi thương-ghét của người khác không ảnh hưởng tôi nhiều lắm. Đối với tôi, một người thương mình, không có nghĩa là họ là người tốt. Và, một người ghét mình cũng không có nghĩa là giữa tôi và họ, 1 trong 2 người có vấn đề. Và, tôi cũng không cần phải hoàn thiện bản hoặc cải cách bản thân mình vì họ. Đơn giãn chỉ là, màu xanh, màu đỏ, màu tím, màu vàng. Mỗi người 1 loại màu, trong phạm vi những màu sắc của mình, có thể hoặc không thể hòa mình với màu sắc khác. Nói chung là vậy.

Ai thích tôi hay không thích tôi, nói chung, cũng chẳng liên quan gì đến tôi. Tôi cứ thích như cây cỏ, sống tự do thoải mái dưới bầu trời xanh tự do của mình. Tôi sẽ nói những điều tôi cần nói, sẽ làm những điều tôi cho là đúng và thích hợp.

Khi có ai hiểu lầm tôi điều gì, tôi cũng chẳng cần đính chính. Cứ để cuộc sống chảy xuôi theo tự nhiên như dòng suối, với yêu-hận-ghét-thương.

Nếu tôi yêu, thương ai. Tôi cũng chẳng cần phải chiếm hửu cái cảm giác được họ yêu thương lại bằng cách tự hy sinh mình hoặc đi quá xa mục đích để chiếm hửu cái cảm giác ấy. Đối với tôi, nó vô bổ. Đôi khi, nó là 1 thứ thuốc phiện mà những kẻ đam mê không nhận ra.

Được thương, hay được ghét, được nhớ hay bị quên. Không có gì bị ảnh hưởng cả . Mây vẫn bay, và cuộc đời vẫn đẹp. Cuộc sống này muôn màu sắc. Mà những màu sắc thì không nên trộn lẫn với nhau. Thế mới đẹp!!!

Pensee

Một trong những đam mê...


Nhắc đến mầu sắc thì tôi phải thú nhận rằng tôi bị "nghiện" nặng với 1 số màu sắc cố định. Khoa tâm lý đưa ra giả thuyết rằng màu sắc có thể góp phần lớn làm thay đổi trạng thái tâm lý của con người. Lúc nhỏ khoảng tuổi teen, tôi bị nghiện màu xanh blue (xanh da trời, xanh nước biển) Có lẻ lúc đó, tâm hồn tôi rất trong trắng và ưu chuộng hòa bình. Thế giới của tôi chỉ lớn vỏn vẹn bằng diện tích hai mét vuông của khung cửa sổ nhìn ra khu vườn nhà tôi, nơi tôi ngồi học bài hàng ngày, và chống cằm mơ mộng về miền cổ tích xa xăm, nơi có vị bá tước monte cristo và những cuộc phiêu lưu mạo hiểm.

Đối với tôi lúc đó, màu xanh blue đẹp lắm. đẹp như chiếc áo sọc bố mua cho tôi với sự chọn lựa kĩ càng. Tôi yêu màu xanh vì nó là kĩ niệm cuối cùng bố dành cho tôi trong thời niên thiếu. Đơn giãn chỉ thế thôi. Rồi, từ đó, hễ tôi cứ phải chọn 1 trong các màu sắc, tôi sẽ chọn màu xanh blue. chiếc cặp đi học của tôi năm nào cũng màu xanh. Bút xanh, giấy xanh. giày xanh, jeans xanh, nơ cột tóc xanh. Và, tôi nhìn đời qua niềm tin màu xanh.

Màu xanh blue, hòa vào những giọt màu đỏ, sẽ ra màu tím.

Có lẽ màu đỏ của những hy vọng bất thành, nhoi nhói trong tim, bứt tôi ra khỏi cái màu xanh hy vọng, để quyến dụ tôi ngập chìm vào vòng tím chứa đầy những bí ẩn . Tôi không nhớ rõ từ lúc nào, tôi đã thôi yêu màu xanh blue .

Nếu nói rằng, con gái thường yêu màu tím, vì nó tượng trưng cho sự lãng mạn và nhớ nhung nông nỗi. Có lẽ đúng. Tại sao không nhỉ? tôi cũng là con gái. Tôi cũng có sự tương tư và thủy chung của riêng mình. Tôi ưa chuộng sự giãn dị . Nhìn vào 1 khung màn màu tím thẩm, tôi bị cuốn hút vào đó với những nỗi niềm sâu sắc đam mê . Màu tím rất giãn dị, và màu tím rất khó hiểu. Màu tím rất ironic, rất self-conflicted, và cũng rất flat . Nhìn vào nó, người ta cảm thấy rất kích thích, nhưng lại muốn trầm lắng và ngủ quên trong nó.

Không hẳn vì những trạng thái tâm lý cầu kì trên là lý do khiến cho tủ quần áo hoặc nữ trang của tôi có 1 góc khá lớn mang màu tím thẩm.

Tôi mê màu tím đến nỗi có lúc muốn nuốt chửng nó vào bụng cho nó nằm yên trong ấy để không ai sở hửu nó ngoài tôi. Sự đam mê điên cuồng bao giờ cũng mang hơi hướm bóng dáng của sự ích kĩ. Tôi yêu tất cả các tông màu tím thẩm, từ màu hoa sim, lavender, đến màu nho chín . Từ dòng sông trời chiều lúc trời chuyển cơn mưa, đến vệt nhớt xe loang loáng chảy bên vệ đường, nồng nồng mùi nắng vừa lên quyện trong hơi nước từ cơn mưa bất chợt...

Tôi yêu chiếc khăn quàng cổ màu tím trên vai người thiếu phụ tóc vàng hoe đang lái chiếc xe hở mui bon bon chạy trên phố . Tôi yêu chiếc áo dài lụa tím của tôi chưa 1 lần được mặt . Tôi yêu đôi giày boots, chiếc hoa cài áo, đôi vòng gỗ, đôi hoa tai, chiếc trâm cài tóc... Tôi yêu cả thế giới màu tím hiện hửu quanh tôi, những thứ tôi có thể và không thể sở hửu.

Và, trên hết, tôi quí trọng sự nghiện ngập và đam mê của mình.

Pensee

Trẻ con


Có lẻ trong mổi người chúng ta, dù lớn hay bé, già hay trẻ, đều mang trong mình không ít thì nhiều những tính cách trẻ con . Tôi không phải muốn nói đến những cái sự ích kĩ, self-center, đòi hỏi sự quan tâm của người khác để rồi khóc òa òa, hay là các cô cậu lớn tuổi thích mặc tã đi ra đường, hoặc là các cô mặc áo đầm cũn cởn như trẻ con... ý tôi không phải thế.

Hôm qua ngồi tán dóc với ông boss cũ, nhắc đến một số thói quen rồi ông ta lắc đầu cười, "you are a big kid... me too!"

Xưa giờ anh chị và bạn bè, ai cũng bảo tôi là 1 đứa con nít sống lâu năm. Bởi vì tôi có những tính hơi dỡ người. Những tật ương ương dỡ dỡ mà ai cũng phải lắc đầu cười trừ . Tối qua về hỏi lại T, "Do I behave like a kid sometime?" hắn trợn mắt, "NOT just sometimes..." Vậy chắc là nhiều lắm mà tôi không để ý.

Để ngồi xuống liệt kê ra những cái trẻ con của mình. Đây là những cái tật hay làm của tôi theo lời những nhân chứng:

dùng chân
Hễ cần nhặt thứ gì, mà lúc đó tôi mang chân không, tôi phải dùng chân nhặt nó lên mới được. Hồi nhỏ, có lần bố tôi bắt quì cũng vì vụ này. Số là lần đó, tôi ì èo hì hục "câu" cái hũ đường từ dưới đất lên bàn bằng 1 chân. kì kèo làm sao, hũ đường nặng quá hai ngón chân tôi kẹp không nỗi, rơi xuống đất vỡ tan tành. Chẳng ngờ bố tôi ngồi trong góc nhà im lặng theo dõi hành động này từ đầu đến cuối -- công nhận ông kiên nhẫn thật . Kết quả là tôi bị quì nguyên ngày. Nhờ vậy nên sau này lớn lên tôi được cái thói quen tốt là trước khi dùng chân thì hay ngó chung quanh coi có ai theo dõi không. Nói chung là tôi bị cái tật dùng chân trong hầu hết những tasks nào có thể dùng chân được. Có cái rác nào trên nền nhà, tôi sẽ kẹp nó vào thùng rác. ai đi qua ngứa mắt quá, cúi xuống lượm bỏ vào thùng rác dùm. đợi họ đi khuất, tôi sẽ lượm nó ra lại chổ cũ, rồi dùng chân... Mở cửa cầu thang máy.. bằng chân. Hễ không thấy ai, tôi sẽ dùng chân để nhấn nút. Có lẽ bạn đang nghĩ, "what the heck..." (T cũng trợn mắt trừng tôi mỗi lần)

kế tiếp là: dùng răn... cắn.
Tôi luôn tự hào về hàm răn rắn chắc của mình. chả thế mà tôi không ngại dùng nó như bất cứ 1 công cụ cắt xén nào. Hồi xưa ăn mía nguyên vỏ, cắn. giờ đây ăn cua, cắn. bóc bịch ny lông, cắn. bọc kẹo, cắn. bọc xà bông, cắn. chai nước ngọt soda, cắn. Xưa giờ không ai để ý vụ này. Nay có người để ý nhất cử nhất động của tôi, T không thể chịu nỗi cái hàm răng hay cắn này. Còn ra qui luật, mỗi lần mà thấy tôi cắn là bị phạt. Cánt help it.

chơi với... lổ mủi
nghe lạ nhỉ? ngay cả anh chị tôi còn phải lắc đầu về vụ này. Mỗi lúc bored hoặc hồi hộp, tôi thường hay nhĩnh nhĩnh cái mủi, nhĩnh bên này, nhĩnh bên kia, khi thì có sẳn điệu nhạc trong đầu, khi thì nhĩnh theo tiếng nhạc. Hồi nhỏ, chị tôi ra qui định, hể mà thấy tôi lên cơn nhĩnh mủi là họ sẽ bóp mủi tôi. có lẽ nhờ vậy mà bây giờ mủi tôi dài chăng?

ngoài ra... tôi còn vô số thói quen (chẳng biết có phải là trẻ con) khác....
Nơi làm việc:
- ngoài đường. nếu nhìn thấy 1 cái lá khô nào đang bay mà còn nguyên vẹn, tôi phải đuổi theo cái lá ấy, để đạp cho nó nát ra.
- tôi hay vẽ hí họa... bạ đâu có giấy bút tôi cũng vẽ cái gì đó... uống nước xong, tôi phải vẽ bậy cái gì ấy lên cái ly giấy trước khi vất chúng vào thùng rác. trong cubicle tôi có cái bảng, mỗi lúc căng thẳng, tôi hay vẽ hình các đồng nghiệp trên bảng, mập tròn, ốm béo gì có đủ cả ... đồng nghiệp thấy vậy cũng coi cái bảng của tôi là bảng chung, ai đi ngang qua cũng phải dừng lại tô thêm 1 nét hí họa nào vào đó.
- còn chuyện ăn uống: uống nước, tôi thường uống ừng ực không kịp thở. có khi uống smoothies lạnh mà uống ực lên tới óc, buốt cả óc. Cái thói xấu này khó bỏ. Còn chuyện ăn kẹo thì cực kì xấu. Hồi nhỏ tôi với ông anh hay có tật giành ăn, vì đứa nào cũng tham ăn. Mỗi lần có kẹo thì tôi và ống phải nhai cho nhanh để ăn cục kế tiếp kẻo bị đối phương dụ mất. Kết quả là bây giờ, tôi ăn kẹo nhanh hơn người ta bắn hỏa tiển. ngay cả kẹo xí muội, hoặc kẹo the bạc hà (mint) tôi cũng theo thói quen cho vào miệng nhai ngấu nghiến trong 3 giây. Cái thói này tôi không để ý, cho đến khi T để ý. Hắn sẽ lắc lắc hộp kẹo trợn mắt, "ăn nhanh dữ vậy!" Sau đó, cứ mổi lần tôi nhón viên kẹo, là có người canh.. coi tôi ăn nhanh bao lâu. cái tật này coi bộ sẽ được diệt chủng sớm.

còn nhiều cái khác.... nhưng tôi không hề để ý đến mình, nên trước giờ không nhận ra là thói kì cục. Để phải hỏi lại bạn bè mới được. Còn bạn?

Pensee

Lão Hạc


Tối hôm qua tôi ngồi đọc hết tập truyện ngắn Nam Cao hôm nọ khuân về từ Hà Nội. Nam Cao là một trong những nhà văn cũ tôi yêu thích, đồng hành với Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố. Tôi không phải là người ham mê văn học và yêu thích đọc sách, bắt đầu từ những năm gần đây. Vì thế, khoảng cách lần đầu tôi đọc những tác phẩm này cho đến hôm nay khi đọc lại đã là 20 năm chẳn.

20 năm trước. Tôi đọc Lão Hạc qua 1 cái nhìn của 1 thế hệ khác . Cô giáo dẫn giãi cách phân tích bài văn thế nào, tôi nhìn theo hướng ấy. Cô giáo nhấn mạnh sự "keo kiệt" theo lối nhìn của văn trào phúng, mĩa mai . Cô giáo phân tích thời kì pháp thuộc và sự đô hộ của bọn thực dân. Cô giáo giúp tôi mổ xẽ sự bi quan tiêu cực của tầng lớp nông dân thiếu kiến thức cam chịu số phận. Lão Hạc của tuổi 12 thế hệ năm ấy sống dưới một xã hội bao cấp. Xem ra, hoàn cảnh của Lão Hạc không xa mấy giậu giâm bụt trong ngõ nhà hàng xóm nhà tôi. Lão Hạc nhơn nhỡn trên các đầu đường hè phố như 1 sự hiển nhiên. Tôi đến với Lão Hạc với 1 cái nhìn khách quan vô cảm của sản phẩm giáo dục chế độ, cộng thêm 1 chút bứt xúc của tuổi mới lớn và những câu hỏi "tại-sao-ông-ấy-không?" tôi học được từ thái độ khắc phục và lạc quan của dòng triết lý "có sức người sỏi đá cũng thành cơm" Và, tôi quên lão Hạc.

ca'nh cu+?a va`o mie^`n qua' khu+'

Những con bò già thường nằm ghì thâu đêm để nhai lại những cọng cỏ . Hai chử "cảm thông" là những điều tôi nghiệm được và hiểu được sâu xa hơn khi tuổi đời mình càng chồng chất. kinh-nghiệm và kiến-thức mở đường cho cảm-thông. Cảm-thông mở đường cho sự trân trọng, quí mến. kinh nghiệm của tôi chỉ là 1 chấm cát nhỏ trong bao la biển khơi vũ trụ, nhưng 20 mưa nắng cũng đủ khiến cho Lão Hạc hôm nay bóp nhẹ vào tim tôi 1 niềm ngậm ngùi... đau điếng.

Từ trong tri thức, tôi nhìn thấy khu làng đất vôi miền bắc Việt. Một dãi đất lạnh lẽo, cóng buốt vào mùa đông. Những con người gầy còm xương xẩu. Những con người của the holocaust giữa thế kĩ 20 trên mãnh đất mưa lào gió bấc. Một người cha già cặm cụi ki cóp trong sự hy sinh mất hẳn mình. Còn lại một mãnh vườn. Một màu xanh bất diệt của niềm hy vọng và kiêu hãnh của một tình yêu và ý chí tồn tại, gìn giữ. Chết, nhưng bất diệt.

Tie^'ng tho+? cu?a lu+o+ng ta^m

Trái tim và suy nghĩ của tôi vỡ ra với những suy tư mặn mặn. Những hàng suy nghĩ không có dấu chấm. Tôi muốn ôm lão Hạc thật chặt. Lão cho tôi biết, tôi vẫn còn cái hân hạnh làm người, và phần lương tri của tôi vẫn còn đang thở. Tôi cung kính trước nỗi đau của kiếp người mà ông và những thời đại đã đi qua. Tôi cảm được rất nhiều, và tôi thấy tôi vô cùng nhỏ nhoi.

Lão Hạc, được viết cho ai đó, nhắn cho ai đó.... Từ thế kĩ trước, từ thời đại trước...

Nhưng tôi cứ cảm thấy Nam Cao viết cho tôi, nhắn cho tôi điều gì ... Nguyên cả tập truyện ông chỉ dành riêng cho tôi. Cái góc làng Vũ Đại, cái thằng phải gió, cái lão dở hơi, cái con ở lem luốc bần cùng, cái mụ vợ oang oác đỏng đảnh... cái làng bé con con lắm chuyện. tiếng thở dài "Ơi... giời"... Tất cả, lại dành riêng cho chính tôi. Tôi cám ơn ông đã phôi thai chân dung một lão Hạc bất diệt. Duy nhất, tượng trưng cho tấm lòng người cha Việt Nam.
(Jun.3.2007)

Pensee

Những mái nhà



Một điều tôi rất thích làm khi còn bé, là leo cửa sổ trên lầu ra ngoài ngồi trên nóc mái nhà. Ngày ấy cả khu phố nhỏ miền phố núi của tôi đa số là những ngôi nhà nhỏ xinh xắn, cao nhất là 2 tầng với những chiếc cổng cao có giậu hàng rào trồng các loại hoa. Nhà tôi nằm ở vị thế cao hơn 1 chút, nên khi ngồi trên mái nhà, tôi có thể bắt gọn cả miền thung lũng vào trong tầm mắt của mình.

Điều thú vị ở quê hương miền núi của tôi là những mái nhà có đủ màu sắc, đủ kiểu nằm rời rạc nhau, không xen kẽ như ở các thành phố khác. Có nhà lợp tôn màu xám nguyên thủy, hoặc, sơn xanh, sơn vàng. Có nhà lợp ngói đỏ. Có nhà đổ 1 lớp dầu hắc trên tốc thành một màu đen tuyền.

Từ vị trí mái nhà tôi, tôi có thể xác định tất cả vị trí và phương hướng của những con đường quanh co vòng vèo quanh phố. Cách 2 con đường ngắn, về hướng tây, là ngôi chùa Cao Đài có 2 cái tháp cao chênh vênh. Ngôi tháp bằng đá xi măng màu xám cũ kĩ và rêu phong. Những ngày mưa phùn tháng Chín, ngọn tháp trở nên heo may, xa vắng. Và, cả góc phố xung quanh ngọn tháp trở nên cô quạnh, hiu hắt khi mùa đông về. Chệch về hướng tây nam 1 chút, là cây đa cổ thụ già nua tỏa bóng một vùng phủ lấy ngôi đền nhỏ có mái ngói cong cong . Đền thờ bà chúa Đất. Rễ cây đa đồ xộ xum xê đan lấy cả ngôi đền, mà bất cứ giờ giấc nào cũng khói hương nghi ngút. Đằng trước ngôi đền có 2 con cọp bằng đá, uy nghi bệ vệ . Con nít chúng tôi đứa nào chã sợ mỗi lần đi ngang qua vào giấc trời chập choạng tối. Thậm chí có đứa còn ù té chạy, vãi cã trong quần, nếu nghe thấy 1 tiếng động lạ gầm gừ phát ra từ trong ngôi đền ấy, có khi chỉ là những cành lá khua vang theo tiếng gọi mùa về . Từ khi mới biết khóc, các bà mẹ hay dọa, "nín, không cọp đền bà chúa nghe được đến ăn thịt!" Thế là đứa nào cũng im và trợn to đôi mắt sợ hãi . Bao nhieu the he cua chung toi cung dda cung nhau lon len cung voi nhung huyen thoai không tuổi tác ay.

Mái trường mầm non thân yêu của tôi nằm ở đầu hướng Đông, nơi diễm phúc được đón nhận giọt nắng đầu tiên nhỏ xuống ngày. Mái trường màu đỏ thắm nghiêng nghiêng nơi sườn đồi . Ánh nắng màu vàng, nhàn nhạt . Đó là vị trí ngồi ngắm bình minh của tôi vào những sáng mùa hè buồn tẻ màu phượng hồng . Nhớ trường, nhớ bạn.

Người ta nói rằng, tháng Bảy mưa ngâu vì những con ve sầu khóc cho số phận uyên ương, còn tháng Tám mưa dầm vì bà trời khóc chồng. Tháng Tám mưa nhiều, mưa rã rít, mưa không ngưng. Có khi kéo dài cã tuần lễ. Ngồi trên cửa sổ từ trên cao nhìn xuống những con đường đất đỏ, con đường ngập nước với những đôi chân bì bỏm lội qua, là một điều trẻ con nhà ai cũng thích làm. Trời mưa, cành cây trĩu lá, cửa sổ nhà ai he hé mở. Thỉnh thoảng có vài cái đầu be bé nhô ra, và bất chợt, cái tàu bay hoặc con thuyền giấy bay vụt xuống đường, trôi theo những giòng nước. Tháng Tám quyện mình vào vũ điệu của những viên nước lộp độp trên những mái tôn, lúc trầm, lúc bổng, lúc du dương, lúc cuồng nộ . Như tiếng sóng... như tiếng đàn...

Thành phố của tôi còn rất trẻ. Trẻ như những câu chuyện cổ tích từ khắp vùng đất nước góm lại thành 1 nhịp sống nhỏ. Mái đền Vua Hùng Vương nằm ở đầu xóm trên con đường gập ghềnh dốc. Cổng kín, rào cao chung quanh khu vườn rậm rạp bị bỏ hoang chẳng có ai ra vào thăm viếng. Ngôi đền nằm đó. Như lịch sử vẫn nằm đó. Mái rêu phong.

Nhà quê nhà ai cũng có 1 ống khói. Chiều về, khói lam bay tỏa. Nhà chú Hợi hôm nay ăn món gì nhỉ ... nhà bà Năm Le hôm nay xào món rau bí, chả hồi chiều bà ấy bắt thang hái rau bí trên giàn là gì?... Nhà con Ận, chúng nó sẽ nói những gì với mẹ bên mâm cơm nhỉ? Nhà nó có 6 mẹ con, dắt díu nhau từ miền Trung vào. Ba nó bỏ mẹ con nó theo vợ bé. Mẹ nó bị chạm thần kinh ngay lúc sanh thằng Út. Người dỡ dỡ ương ương, gặp ai cũng cười, gặp con chó đi qua cũng cười, ấy vậy mà, ngày lại ngày buôn thúng bán bưng nuôi cả bầy con 5 đứa.

Có một căn nhà cuối xóm "Thành Công", dạo sau này, chẳng còn có khói bay lên. Căn nhà của cụ Hào, một cha, một con. Một đàn ông, một đàn bà. Một bệnh, một lão. Con gái cụ bị liệt cả tay lẩn chân vì trận sốt hồi bé. Cụ làm nghề đan rổ rá và nón lá. Cụ đan rất khéo. Con nít không đứa nào là không mê cụ. Lúc nào cũng thấy có đứa ngồi lắt lẻo bên cạnh để đợi cụ dậy xếp con thú với chiếc lá dừa sẳn sàng trên tay. Thế hệ này, qua thế hệ khác. Cho đến khi cụ nằm liệt giường... Hai chiếc giường, hai thân phận, dưới một mái nhà.

Làng xóm thay phiên nhau nấu nướng, chăm sóc cho hai cha con cụ. Cô Na bình thường hung dữ đố ai dám động tới . Ấy vậy mà lại tốt bụng. Lòng cô như miệng cô, dư lời, dư tâm. Mỗi ngày cô rửa ráy cho cha con cụ Hào, cho đến khi... Câu chuyện về sau của cha con cụ Hào tôi không nhớ rõ.

Khi chung quanh dư dã những tình thương, mình chẳng bao giờ biết suy tư về số phận. Mỗi làn khói bay lên là tượng trưng sự hạnh phúc no đủ của 1 mái ấm gia đình. Một gia đình có cha, có mẹ, có anh em. Hạnh phúc quây quần bên những mâm cơm nho nhỏ . Tôi hay ngồi chống cằm và mơ ước như thế.

Khi những cơn gió bấc thổi ngược từ hướng tây trở về là báo hiệu những cơn lạnh của núi rừng sẽ đến. Thành phố lạnh lẽo sương mù, ngày qua nhanh, đêm mau tới. Khi tiếng chuông nhà thờ từ chiếc tháp cao bên phía bên kia đồi gióng lên năm tiếng, là báo hiệu giờ cơm tối. Mọi người về nhà. Đèn thắp lên. Những mái nhà lẫn vào trong bóng đêm an lành.

Pensee

Perspectives


Mỗi người được thượng đế tặng riêng cho 1 đặc điểm về cá tính, hoặc về sắc vóc, hoặc cơ hội may mắn . Có lẽ riêng tôi, món quà của thượng đế dành cho chính là sự lạc quan. Tôi luôn luôn có thể nhìn mọi sự việc qua góc độ nữa-ly-nước-đầy, cho dù hoàn cảnh hoặc sự việc có bi đát đến cách mấỵ Chẳng hạn như lúc bị du kích bao vây trong rừng cam bốt, mấy ông tổ chức bỏ chạy thoát thân, để lại đám chúng tôi bị bắt trong tay mười mấy tên du kích. Trong lúc mọi người trong nhóm lo cầu nguyện và lo sợ vì không biết sự việc tiếp theo sẽ xấu đến mức nàọ Lúc đó tôi ngồi trên khúc gỗ, chộp con dế và chơi với nó. Còn cô Hai, (là người trưởng thành nhất trong nhóm) năng động mọi người tập trung cầu nguyện . Cô thấy tỉnh bơ chơi với con dế thì la tôi 1 mạch . Tội của tôi là vô tâm, không chú tâm vào nỗi lo chung của mọi ngườị

Quả thật, ở tuổi 12, người ta không biết lo, và cũng không cần thiết phải lọ Thế nhưng, lúc đó cô Hai đã lầm khi nghĩ rằng tôi vô tâm. tôi thậm chí còn lo hơn là cô Hai nữạ Vì tôi còn cha mẹ, anh chị em, bạn bè, và cả 1 tương lai rộng dài phía trước. Nếu tôi chết đỉ hoặc là... như câu chuyện của anh Hùng (trong nhóm kể) về những đàn bà trẻ em bị du kích hảm hiếp... Tôi có thể vô tâm được ư? Trước đó 1 tháng, tôi chưa bao giờ nghe hoặc biết gì về những góc cạnh này của cuộc sống. Ấy vậy mà lúc đó tôi đã ý thức được mình đang ở đâu, trong hoàn cảnh nào, giữa đường giây sinh tử đó, tỏ ra khóc lóc sợ hãi, làm mọi người sợ hãi thêm, sẽ thay đổi được điều gì nhỉ?

Sau khi bị cơ quan di trú Úc từ chối cho định cư vì tôi là 1 cô nhi và không đủ tiêu chuẩn tái định cư tại Úc. Trên đường về, tôi phác họa ngay trong đầu mình những hướng đi kế tiếp ... rồi sao ... đợi thêm 1-2 năm nữa, chờ giấy tờ định cư mới... lo gì ... Và, tôi trở về với bộ mặt tỉnh bơ và tiếp tục cuộc sống . Mọi người tưởng tôi đã pass cuộc phỏng vấn. Sau này họ nghĩ tôi đã xạo vì đã tỉnh bơ quá mức.

Ở trung học, bạn bè trong lớp có tiền cha mẹ cho để sắm sửa, quần này, áo kiạ Tôi chỉ có vài bộ áo cũ mua ở thrift shop từ ngày mới qua Mỹ mặc đã chật. Mỗi lần đi sinh hoạt về chung ghé vô Mc Donald, mọi người ordered bánh mì kẹp thịt, khoai tây, nước ngọt. Còn tôi xin 1 ly nước lạnh. Ngày nào giầu có thì tôi đủ 75 cents mua ly nước ngọt sodạ Họ ái ngại đòi bao cho tôi, thì tôi nhún vai (xạo có cơ) "tôi không thích ăn vặt chứ không phải tôi không có tiền" và nốc cạn 2 ly nước lạnh để khỏi phải chảy nước rãị 15 tuổi tôi đã làm ra tiền từ công việc dạy kèm 2 đứa trẻ. Tôi nhìn đời bằng nữa ly nước đầỵ Đời mọi người khác, đời tôi khác. Tôi cứ nghĩ như thế và tôi vươn tới phía trước trong sự lạc quan.

Sau khi chia tay bạn trai . Gặp bạn bè hỏi thăm, tôi chỉ nhún vai, "chia tay rồi" Họ tỏ ra lo lắng, còn tôi lãng qua chuyện khác. Họ liên tục hỏi thăm "mày có gì không? có buồn không?" Họ cứ tưởng tôi bị ức chế, hoặc là khư khư ôm ấp nỗi buồn trong mình không nói rạ Hoặc, là tôi có 1 sự lạc quan thuộc loại too good to be truẹ Đúng thật sự mà nói, những người tỏ ra ít buồn, lại là những người mang nỗi đau trong mình sâu hơn và đau hơn những người hay khóc hay hờn ra ngoài mặt. Tôi thuộc hạng người thứ Ị Tôi không tỏ ra thất vọng hay chán nãn, hoặc than van níu kéo với người khác, bởi vì tôi biết rằng họ cũng sẽ chẳng giúp gì được cho mình. Tôi thà tự mình tôi giãi quyết lấỵ

Tôi hay viết. Nếu ai có thể đọc hết những suy nghĩ của tôi thì có thể nghĩ rằng tôi là 1 người "dramatic" nhất trong số những người "tửng tửng bất bình thường" Trong khi viết, tôi viết ra hết những điều tôi cảm thấy uất ức, bi quan, chán nãn trong cuộc sống. Tôi quan niệm rằng, mình có quyền suy nghĩ và đẩy bất cứ những điều phiền muộn ức chế bi quan nào của mình lên những dòng chử viết. Đó là cách nhanh, gọn, lẹ nhất để cho mình được gặp chính mình và đối diện chính mình. May mắn cho những người chung quanh tôi, họ không hề biết cái khía cạnh này của tôi, và, tôi luôn luôn xuất hiện trước mặt họ là 1 người vô cùng mạnh mẽ và lạc quan, đôi khi đến vô tâm.

Một con người có quyền suy nghĩ bi quan và lạc quan. Tuổi trẻ của tôi là những chuổi dài thử thách. Đó là những bậc thang cơ hội cho tôi vươn lên. Đã có lúc tôi chán nãn tuyệt vọng, đã có lúc tôi chửi đời và nghĩ đến sự so sánh giữa sự chết và sự sống, sự nào khiến cho tôi thanh thản hơn. Tuy nhiên, tôi không hề nghĩ cuộc sống này nợ tôi điều gì, và tôi càng không nghĩ kiếp trước hoặc kiếp này có ai nợ tôị Sau mỗi biến cố, tôi luôn ý thức được trách nhiệm lớn của mình trong những sự thất bại đó .

Người bạn hỏi tôi, "em có hiểu lý do cho những thất bại trong đời của em không?" Tôi trả lời, "em biết chứ? Lúc thất bại em buồn, nhưng em biết được nguyên nhân của sự thất bại, và em đứng lên đi tiếp."

Có lẽ người ta sống trong self-denial mới không thể nhìn ra sự thật. Trong mọi hoàn cảnh, khi mình thu hết can đảm để đối diện với chính mình thì sẽ luôn luôn có câu trả lời . Than vãn, bi quan và tuyệt vọng là những thái độ tự nhiên của con người. Ai cũng cần 1 người thân để dựa bờ vai trong những khoảng khắc ấy. Tuy nhiên, đàng sau những con đường gập ghềnh, tôi phải lựa chọn cho mình những đại lộ thênh thang dễ bước. Tôi phải đặt giới hạn cho thời gian sống trong bi quan thiển cận. Tôi phải filter out những suy nghĩ không lành mạnh hại đến tinh thần của tôi.

Ở tuổi này, tôi không cho phép mình sống trong sự bi lụy yếu đuối với những mối quan hệ (bất cứ quan hệ xã giao nào) không lành mạnh (có nghĩa là thiếu những nền tảng: tin tưởng, thành thật, không ích kĩ, vị tha...) Tôi gìn giữ những mối quan hệ tốt đẹp với những người bạn tốt, và tôi không quan hệ với những người ích kĩ và không thành thật. Tôi là người dứt khoát và không hề vương vấn.

Tôi tin rằng, trong cuộc đời này, không bao giờ có sự cùng tận và ngã cụt cho chính mình . Ý chí chính là con đường lựa chọn mà thượng đế dành cho tôi . Biết đâu, 1 ngày nào đó, tôi có giấy báo là mình bị ung thư, còn 6 tháng để sống ... tôi sẽ làm gì nhỉ? Tôi hy vọng là trong hoàn cảnh đó, thượng đế vẫn ưu đãi tôi 1 thái độ lạc quan cho đến tận cùng của con đường.


Pensee