Thứ Tư, 27 tháng 2, 2008

war vs. the art of negotiation



Chiến tranh bao giờ cũng tan thương và chết chóc. Khi nhìn thấy 1 triều đại nào phải dùng quân đội và vũ khí vào combat để đạt được mục đích, cho dù là mục đích tìm tới hòa bình, tôi chợt nghĩ đến những đứa con nít trong xóm đánh nhau . Đứa này đánh đứa kia mong cho nó thuần phục mình. Đứa kia đánh không lại thì cha mẹ chúng cũng nhào ra đánh chung, đánh cho đến khi cả 2 bên đều kiệt quệ, mất mát, rồi hàng xóm đứng nhìn, bàn tán, rồi ai về nhà nấy . Để rồi lịch sử lại tiếp diễn, xóm trở thành 1 khu xóm không kỷ cương ...

tôi còn nhớ lúc nhà tôi còn ở khu xóm cũ. Xóm này trước 75, đa số cư dân là các thương gia người tàu. Sau 80, đa số đi vượt biên dạng bán chính thức, phần khác dọn về biên hòa hoặc sài gòn. Những căn nhà, cơ sở của họ được chính quyền sang tay lại cho những gia đình cán bộ cao cấp đã tập kết trở về, hoặc từ ngoài bắc mới vô. Khách sạn đối điện với nhà tôi trở thành khu tá túc của những gia đình thương phế binh. Trường bán công trước nay trở thành khu nuôi dưởng con em liệt sĩ (có nghĩa là cha mẹ họ đã hy sinh chết cho tổ quốc)

Tôi sinh ra đúng mốc của thời kì chiến tranh, nên không rõ trước 75 hình thù khu xóm như thế nào. nhưng từ khi tôi có trí khôn đến khi nhà tôi dọn về lại xóm đạo của ông bà tôi, thì cái xóm này tuyệt đối hổn tạp với những người mới đến từ thập phương xa lạ, từ bộ đội, cán bộ, thương binh, cho đến cô nhi, trẻ lai mồ côi ...etc ...

trong 1 tình trạng phòng thủ hơn là động thủ, bố tôi đã là người tồn tại lâu nhất ở khu phố này với 1 tinh thần tuyệt đối hòa bình . tôi nhớ chưa bao giờ bố tôi xung khắc với ai, và hễ có chuyện xung khắc nào trong xóm, bố tôi trở thành người giãng hòa, và sau đó mọi người lại vui vẽ lại với nhau . có lẽ trong lòng bố tôi, chưa hề dấy lên 1 nỗi hận thù . có lẽ sau những cuộc đổi đời bố tôi đã tâm niệm cuộc sống chẳng có gì để mất và để nuối tiếc, hoặc chẳng có gì đáng phải ngỡ ngàng khi con người đổi trắng thay đen . ông luôn bình tĩnh chấp nhận hoàn cảnh mới . 1 sự bình tĩnh đến đỗi khiến những người chung quanh bối rối .

có 1 lần ông cường (mới dọn về xóm) với 2 thằng con trai cao lớn xách dao chạy qua nhà tôi . họ vung dao nói rằng nhà tôi lấy của họ con gà, hiện đang nằm trong chuồng gà nhà tôi . bố tôi đã từ tốn, kêu ông ta vô xem con gà nào của ông thì lấy, rồi bố tôi xin lỗi ông, có lẽ là vì tụi con nít chúng tôi không nhìn rõ nên cho nhầm gà vào chuồng . thực tế bố biết là ông ta cố tình vu oan cho chúng tôi để lấy con gà . (những hành vi chỉ xảy ra ở thời kì đất nước quá nghèo khổ) từ đó mẹ tôi không nuôi gà nữa . lễ giáng sinh năm nào, bố cũng sai chúng tôi đi biếu quà cho cả xóm, từ hàng xóm cũ đến hàng xóm mới, có người chúng tôi chẳng ưa . nhà ông cường, bố tôi đích thân qua thăm hỏi và biếu những gói cà phê làm quà cây nhà lá vườn . Có lẽ vì thế, hàng xóm ai cũng nễ bố tôi, hễ cần điều gì, là họ cũng sẳn lòng đến giúp 1 tay .

Trong tinh thần đạo giáo, Tôn tử đã ví phương pháp xử binh bố trận của Lảo Tử "is to avoid the enemy's strength and instead undermine, like water, his weaknesses. "

phải chăng nghệ thuật đàm phán là nhún nhịn cái tôi của mình trước, nhìn đến cái need/greed (weekness) của đối phương, rồi bước kế tiếp là thương lượng (compromise) để not to lose sight of your own goals . Có lẽ đơn giản chỉ là thế .

Nhưng tại sao chiến tranh lại cứ xảy ra ? phải chăng những người lãnh đạo không nhìn ra những nguyên lý căn bản này ? thật đáng tiếc, với lý do "chiến tranh là phương pháp duy nhất để tiến đến hòa bình" đa số những nhà lãnh đạo đưa thế giới vào cuộc chiến chỉ vì lợi dụng tinh thần "tôi" "dân tộc tôi" "đất nước tôi" "tổ quốc tôi", và đặt cái "tôi" cao hơn "của kẻ thù" . cuộc đàm phán sẽ chẳng bao giờ có kết quả hòa bình khi cả hai đều trong trạng thái tôi sẽ là người lấy được "the best of the deal"

trong kinh thánh, có đoạn chúa Giêsu từ tốn gắn liền khúc tai bị đứt cho kẻ thù và chúc bình an cho hắn, và quay lại nói với môn đệ của mình rằng, "kẻ nào chơi dao, sẽ chết vì dao .... " chiến tranh sẽ còn mãi tồn tại, không phải vì con người không thể nghĩ ra phương pháp nào tốt hơn ngoài tiêu diệt lẩn nhau, mà trái lại . thật đáng tiếc khi cả 2 cuốn holy bible và kinh koran nằm trong tay, nhưng chẳng nhà lãnh đạo nào tâm nghiệm nó 1 cách sâu xa ...

Phải chăng quả thật như Nguyễn trãi trong Bình Ngô đại cáo: Tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu?

(Oct.06.2006)
pensee