Thứ Tư, 27 tháng 2, 2008

Lão Hạc


Tối hôm qua tôi ngồi đọc hết tập truyện ngắn Nam Cao hôm nọ khuân về từ Hà Nội. Nam Cao là một trong những nhà văn cũ tôi yêu thích, đồng hành với Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố. Tôi không phải là người ham mê văn học và yêu thích đọc sách, bắt đầu từ những năm gần đây. Vì thế, khoảng cách lần đầu tôi đọc những tác phẩm này cho đến hôm nay khi đọc lại đã là 20 năm chẳn.

20 năm trước. Tôi đọc Lão Hạc qua 1 cái nhìn của 1 thế hệ khác . Cô giáo dẫn giãi cách phân tích bài văn thế nào, tôi nhìn theo hướng ấy. Cô giáo nhấn mạnh sự "keo kiệt" theo lối nhìn của văn trào phúng, mĩa mai . Cô giáo phân tích thời kì pháp thuộc và sự đô hộ của bọn thực dân. Cô giáo giúp tôi mổ xẽ sự bi quan tiêu cực của tầng lớp nông dân thiếu kiến thức cam chịu số phận. Lão Hạc của tuổi 12 thế hệ năm ấy sống dưới một xã hội bao cấp. Xem ra, hoàn cảnh của Lão Hạc không xa mấy giậu giâm bụt trong ngõ nhà hàng xóm nhà tôi. Lão Hạc nhơn nhỡn trên các đầu đường hè phố như 1 sự hiển nhiên. Tôi đến với Lão Hạc với 1 cái nhìn khách quan vô cảm của sản phẩm giáo dục chế độ, cộng thêm 1 chút bứt xúc của tuổi mới lớn và những câu hỏi "tại-sao-ông-ấy-không?" tôi học được từ thái độ khắc phục và lạc quan của dòng triết lý "có sức người sỏi đá cũng thành cơm" Và, tôi quên lão Hạc.

ca'nh cu+?a va`o mie^`n qua' khu+'

Những con bò già thường nằm ghì thâu đêm để nhai lại những cọng cỏ . Hai chử "cảm thông" là những điều tôi nghiệm được và hiểu được sâu xa hơn khi tuổi đời mình càng chồng chất. kinh-nghiệm và kiến-thức mở đường cho cảm-thông. Cảm-thông mở đường cho sự trân trọng, quí mến. kinh nghiệm của tôi chỉ là 1 chấm cát nhỏ trong bao la biển khơi vũ trụ, nhưng 20 mưa nắng cũng đủ khiến cho Lão Hạc hôm nay bóp nhẹ vào tim tôi 1 niềm ngậm ngùi... đau điếng.

Từ trong tri thức, tôi nhìn thấy khu làng đất vôi miền bắc Việt. Một dãi đất lạnh lẽo, cóng buốt vào mùa đông. Những con người gầy còm xương xẩu. Những con người của the holocaust giữa thế kĩ 20 trên mãnh đất mưa lào gió bấc. Một người cha già cặm cụi ki cóp trong sự hy sinh mất hẳn mình. Còn lại một mãnh vườn. Một màu xanh bất diệt của niềm hy vọng và kiêu hãnh của một tình yêu và ý chí tồn tại, gìn giữ. Chết, nhưng bất diệt.

Tie^'ng tho+? cu?a lu+o+ng ta^m

Trái tim và suy nghĩ của tôi vỡ ra với những suy tư mặn mặn. Những hàng suy nghĩ không có dấu chấm. Tôi muốn ôm lão Hạc thật chặt. Lão cho tôi biết, tôi vẫn còn cái hân hạnh làm người, và phần lương tri của tôi vẫn còn đang thở. Tôi cung kính trước nỗi đau của kiếp người mà ông và những thời đại đã đi qua. Tôi cảm được rất nhiều, và tôi thấy tôi vô cùng nhỏ nhoi.

Lão Hạc, được viết cho ai đó, nhắn cho ai đó.... Từ thế kĩ trước, từ thời đại trước...

Nhưng tôi cứ cảm thấy Nam Cao viết cho tôi, nhắn cho tôi điều gì ... Nguyên cả tập truyện ông chỉ dành riêng cho tôi. Cái góc làng Vũ Đại, cái thằng phải gió, cái lão dở hơi, cái con ở lem luốc bần cùng, cái mụ vợ oang oác đỏng đảnh... cái làng bé con con lắm chuyện. tiếng thở dài "Ơi... giời"... Tất cả, lại dành riêng cho chính tôi. Tôi cám ơn ông đã phôi thai chân dung một lão Hạc bất diệt. Duy nhất, tượng trưng cho tấm lòng người cha Việt Nam.
(Jun.3.2007)

Pensee