Thứ Tư, 27 tháng 2, 2008

Huyền Thoại gãy cánh...


Lúc tôi còn nằm dài nơi hiên nhà vào mổi tối thứ Ba, trên một mãnh đất ven vùng Đông Nam Thái Bình, để vễnh tai lên theo dõi những bộ truyện Tam Quốc Chí từ chiếc máy radio cũ kĩ rè rè vì kĩ thuật truyền thông bị cấm kị, thì đất nước Trung Hoa xa xôi huyền bí kia đã tồn tại hơn năm trăm ngàn năm trước đó rồi .

Tôi lớn lên trong sự hiểu biết giới hạn về một đất nước mà qua sách vở báo chí, nó được mệnh danh là một bọn "bá quyền", là bọn "phản bội", bọn "khát máu thống trị" với 1 sức mạnh nào đó phi thường ghê gớm lắm . Bên cạnh đó, hàng xóm tôi có rất nhiều gia đình người Hoa di cư đã nhiều thế hệ nay . Họ nói tiếng nói lợ lợ, chỉ cần nghe họ nói chử "đ" thành chử "L" là đủ biết ngay người này gốc Hoa .

Phía đầu dốc nhà tôi có ông Tàu bán xe hủ tiếu. Mỗi lần tôi bị bệnh là sẽ được chị tôi mua về 1 cà men hủ tiếu mà tôi quả quyết rằng không đâu ngon bằng . Chưa ăn, ngửi không cũng đã cảm thấy muốn hết bệnh . Bố mẹ tôi rất có thiện cảm với người Hoa. Mẹ bảo rằng: Người Hoa họ thật thà và rất giữ chử Tín khi làm ăn.

Xóm người Hoa bên cạnh xóm tôi có con nhỏ tên Chi. Trước đó, nó học trường Tàu, trường này chỉ dành riêng cho người Hoa. Sau đó, trường bị chính quyền giãi tán. Thế là con nhỏ chuyển qua học chung với tôi từ năm lớp 4. Con nhỏ này cao lớn trắng trẻo. Ngày nào cũng mặc đầm, mang vớ cao, giày bít. Tóc cột cao. Nhìn nó rất lạ và đầy nét đài cát kiêu sa, dù chỉ là 1 tiểu thơ chưa đủ lớn . Nó ngồi trước mặt tôi, thành thử 2 đứa tôi dần dần thân nhau suốt thời đi học.

Từ con nhỏ bạn tên Chi, tôi học được rất nhiều điều lạ kì về 1 đất nước không phải quê hương tôi, nhưng đầy rẫy những đấng quân tử hào kiệt đáng cho tôi hâm mộ. Nhỏ này rất mê đọc truyện . Giờ ra chơi, nó hay ngồi lật qua cuốn truyện có hình những cô gái áo lụa thướt tha. Tay họ cầm quạt, tóc vấn cao, mắt xếch. Nó thường dịch truyện cho tôi nghe. Đặc biệt, con nhỏ này rất mê hát những bài dân ca . Nó thường hát 1 câu, rồi kể tiếp 1 đoạn truyện, hoặc là dịch ra 1 đoạn bài hát. Có 1 đoạn nó yêu thích hát đi hát lại như thế này: "Cao sha'n ni shzi, zhuen shuey roày,... a ni khu ni mei nien, mei ku shuy ròen, a ni khu ni ái ni khỏay shuy ru yèn.... " (lâu lắm rồi chỉ nhớ mang máng thế thôi) đại khái nghĩa là: có 1 thảm cỏ xanh, có dòng suối mát, có nàng tiễn chàng ra đi ... Tôi chẳng biết nó dịch có chính xác không. Tuy nhiên, đối với tôi, những bài dân ca buồn man mác đó mang 1 giá trị cao quí vô ngần. Tôi nằm chiêm bao cũng mơ về 1 nước Trung Hoa đầy rẫy cổ tích -- có những hào kiệt và những mỹ nhân.

Lớn lên, chị lớn tôi hay mướn những bộ phim tập dài đăng đẳng có những câu chuyện đi kèm các nhân vật huyền thoại và lịch sử về xem. Tôi cũng coi ké. Từ đó, nước Trung Hoa đối với tôi đã thần thoại còn thần thoại thêm. Nó mang 1 tính chất vô cùng quyền lực, giàu có về giá trị văn học lịch sử, bí hiểm và thành thật, mà tôi luôn luôn ngưỡng mộ như một trong những điều thiêng liêng nhất.

Có 1 lần, 1 người đàn ông kia hỏi tôi, "Tên họ của cô là Viet Nam phải không?" Tôi nói, "Phải rồi, còn ông?.. hmmm... tên của ông đúng là người Hoa (Chinese) phải không?" Ông ta để tay lên ngực và lắc đầu, "Không, tôi không phải?" khoảng khắc bất ngờ, tôi nhíu mày: "hmmm" Ông ta cười, tiếp, "Tôi người Đài Loan -- I am Taiwanese" Trong thoáng chốc, tôi chợt hiểu, À ra thế! Có lẽ đến bấy giờ tôi mới biết là có sự khác biệt giữa chử Trung Quốc và Đài Loan, hoặc Hong Kong. Và, tôi cũng sẽ không thể nào hiểu được "tinh thần dân tộc" của người đàn ông Đài Loan ấy, nếu tôi không tiếp xúc với những người mới chân ướt chân ráo từ Mainland China sau này . Có Chúa làm chứng, tôi không cố ý stereotype. I try not to ... but... i cánt help it. lol

Trước khi đi Hong Kong, con nhỏ C bạn tôi dặn đi dặn lại rằng, "mày sẽ gặp rất nhiều khách du lịch theo tour từ Trung Quốc xuống. Hãy tránh họ xa ra. Họ rất ồn ào và bất lịch sự. Nói chung, họ có tiền, nhưng không có class!"

Có tiền nhưng không có class. Interesting...

Thật đáng buồn! Khi một dân tộc nặng về Khổng giáo - Nhân nghĩa lễ trí tín, Lão giáo - đạo đức kinh, và Phật giáo - vô vi, mà ngày hôm nay đạo đức phải đi đến 1 con đường bế tắc cần báo động như thế! Tôi chợt nghĩ khi hôm nay lại đọc được 1 bài báo cảnh báo mới về thức ăn, và hôm qua có bài cảnh báo trên ABC news về đồi chơi con nít. What's next?

Con C thở dài, "tao không hiểu nỗi, tại sao người "đại lục" và Hong Khong cũng là người Trung Hoa, nhưng lại khác nhau 1 trời 1 vực về tư cách và đạo đức?" "Dễ hiểu thôi, ở đại lục, họ đã bị dưới quyền cộng sản hơn 50 năm (cái này tôi hơi bị rành), cả nữa thế kĩ con người. Họ trở nên vô thần và đói khát [quyền lực và tiền bạc] Bây giờ được mở cửa, giống như 1 người bị kiềm kẹp, nay được tự do thái quá, họ bổng trở nên điên rồ và tham lam vơ vét vô cùng tận bất kể giá trị đạo đức. Có tiền, có tất cả, có lẽ họ quan niệm như vậy!"

Tuần nọ ngồi đọc báo ở Canada. Ngay trang nhất tờ nhật báo, có dòng "Cẩn thận nhãn hiệu Made in China và cả Made in Canada" sau đó là đoạn giãi thích, "sở dĩ cẫn thận Made In Canada là vì có thể thực phẩm đã được chế biến ở Trung Quốc, sau đó qua Canada, được chế biến lại với 49% nguyên liệu từ Trung Quốc và 51% nguyên liệu từ Canada, cũng sẽ được đặt nhãn hiệu là "made in Canada" Dĩ nhiên, bài báo này chỉ đưa ra dữ kiện, còn người phán xét cuối cùng trước khi sản phẩm được tiêu dùng, chính là bạn.

Có lẽ, có tiền mà không có class nhan nhãn ở khắp nơi. Những con người bất lương, làm ăn thiếu đạo đức, cho dù cố gắng cách mấy, cũng chỉ là những con sâu bọ dưới đáy xã hội. Con C kết luận 1 câu đáng suy nghĩ, "những người sống làm ăn lương thiện, chính là những người yêu nước!" Ủng hộ quê hương mình bằng cách sản xuất ra những sản phẩm chất lượng và đúng giá trị. Mong rằng người Việt Nam mình không đi vào 1 ngõ hẹp như thế.
(Aug.3.2007)
Pensee