Thứ Tư, 27 tháng 2, 2008

Trưởng Thành


Xét theo cái nhìn thiển cận thì đa số người ta thường tỉ lệ thuận mức độ trưởng thành của một người cùng với sự tăng trưởng tuổi tác của người đó . Ví dụ như là trong 1 gia đình, thằng em thường phải nghe lời thằng anh, vì nó lớn hơn và (bắt buộc) nó phải trưởng thành và suy nghĩ chín chắn hơn 1 chút. Không biết gia đình khác thì sao, chứ gia đình tôi là thế. Bố tôi cấm đứa em không được cãi lại lời đứa anh, đứa chị. Nghe có vẽ độc quyền kiểu phát xít. Có lẽ đó là theo văn hóa VN nó phải trật tự như vậy.

Thế thì ở tuổi 33, tôi đã trưởng thành chưa nhỉ? Tôi có trưởng thành hơn tuổi 23, hay sẽ kém trưởng thành hơn tuổi 43, 53? Khái niệm về sự trưởng thành dĩ nhiên tùy thuộc vào standard và sự chấp nhận của xã hội hoặc một nhóm tiểu văn hóa nào đó mà người ta lệ thuộc vào. Sinh hoạt giữa 1 khối đa văn hóa của Mỹ và 1 sub văn hóa truyền thống VN, cộng thêm 1 lý lịch tiểu văn hóa Thiên chúa giáo, có lẽ nếu xét về khía cạnh tâm linh, thì hiện tại tôi có 1 phần lớn trưởng thành hơn so với ở lứa tuổi teen và đôi mươi. Xét về khía cạnh giao tế và social thì có lẽ phải nói rằng tôi có những cái nhìn hoàn toàn khác nhau ở mỗi giai đoạn đời người. Ví dụ như 10 năm trước thì tôi cho rằng con người luôn luôn cần thiết phải có tình liên đới, do đó "trưởng thành" đi liền với sự cố gắng sống đẹp lòng mọi người . Sống làm sao để đẹp lòng mọi người? Đơn giản. Bắt đầu từ những điều cha mẹ thầy cô dậy từ tuổi ban sơ: VÂNG LỜI, bác ái, vị tha ... và cái list cứ kéo dài... Đức tính đầu tiên là biết vâng lời và lắng nghe người khác dậy bảo. Mỗi con người sinh ra kèm theo 1 cái Ego. Khi mình làm cho cái ego của người đối diện được đáp ứng, thì điều đó sẽ làm họ vui lòng và chấp nhận mình . Hiểu được chân lý này, chính là đã có cái bản lỉnh của sự "trưởng thành". Đó là chuyện của 10 năm trước. Lúc đó đại đa số nghĩ rằng tôi là 1 người có trách nhiệm và rất trưởng thành . Nhưng tôi thì hoàn toàn không nghĩ về mình như thế.

Mười năm sau, giờ đây tôi vẫn có cái nhìn thành thật và khắt khe về mình. Tôi vẫn thấy mình trẻ con, hồ đồ, và thiếu trưởng thành. Nhưng tôi "trưởng thành" ở chổ là tôi biết cách hội nhập vào môi trường. Và "trưởng thành" hơn nữa, chính là tôi biết tôi không nhất thiết phải hội nhập vào môi trường đó . Tôi tập suy nghĩ và hành động nhiều hơn theo bản năng của mình thay vì đi theo 1 cái khuôn mẫu hoặc cái social norms nào đó.

Lúc xưa tôi là người hay bỏ cuộc. Tôi hay im lặng cho qua chuyện. Nếu ai có đàn áp hoặc lợi dụng tôi 1 chuyện nào đó, tôi tập tha thứ và bỏ qua. Tôi cứ nghĩ rằng cuộc đời của thánh Nữ Theresa là 1 tấm gương xứng đáng và đẹp nhất để tôi noi theo. Bố mẹ tôi rất hài lòng về điều đó. Gia đình tôi rất an tâm về tôi. Ở ngoài đời, có rất nhiều người thương tôi. Và, tôi hoàn toàn không có kẻ thù. Đó cũng là chuyện 10 năm về trước.

Chuyện mười năm kế tiếp. Thường thì phải có tỉ lệ inputs/outputs ngang nhau, mới giữ được 1 người ở trạng thái cân bằng. Khi những nỗi uất ức và hận thù người khác hiện hửu, thì phải có biện pháp đẩy nó ra ngoài. Trãi nghiệm 10 năm trong cuộc đời tôi mới chợt nhận ra rằng, ngày xưa thánh nữ Theresa chỉ ở trong nhà dòng kín. Bà chỉ cần cầu nguyện thì sẽ hóa giải được những khúc mắc nhỏ trong lòng. Nhưng cuộc đời thì quá rộng lớn với đầy dẫy những cạm bẩy, tham vọng, và sự ích kĩ của bản năng con người. Tôi bắt đầu thông cảm cho ông Phao lô khi rút gươm chém lổ tai tên lính. Tôi thông cảm với Phê rô khi chối thầy 3 lần. Tôi thông cảm cho Giuda khi ông khóc lóc ăn năn ném 30 đồng bạc bán chúa vào nhà thờ. Và, tôi thông cảm với tên trộm bên tả đã cười đùa chế nhạo Chúa ở phút cuối cùng trên cây thập tự. Tôi hiểu hơn bài học về kinh thánh, về sự thiện ác của con người chỉ ở cách nhau 1 ly, 1 tấc. Đôi khi thiện và ác hòa lại thành 1 màu xám tro. Tôi bắt đầu yêu màu xám tro. Màu sắc con người.

Ở tuổi 33, tôi không hành động bằng sự im lặng nữa. Tôi sống tích cực hơn với những điều mình chú tâm vào . Tôi chấp nhận conflicts. Tôi tin vào sự giải quyết vấn đề bằng sự thỏa hợp . Tôi tin vào ngôn ngữ diễn tã. Tôi tin vào communication channel giữa con người với con người. Và sau hết, tôi đặt tôi ở vị trí "tranh đấu". Sự hạnh phúc và an bình không đồng nghĩa với sự lè phè bị động. Có được sự an bình đã là khó. Gìn giữ nó còn khó hơn. Chỉ có sự tranh đấu, bảo vệ, xây dựng và gìn giữ (mèn.. sao nghe giống cộng sản quá... ) những điều mình tin tưởng là sự thật thì mới có thể đem lại sự bình an cho bản thân.

Thái độ của tôi đối với công việc và sự nghiệp có lẽ được biểu hiện rõ hơn về cách nhìn này. Tôi tích cực hơn với công việc. Khi gặp vấn đề và những conflicts, tôi suy nghĩ và tìm biện pháp giải quyết có hiệu quả hơn, thay vì từ chức hoặc bỏ cuộc. Tôi bắt đầu cho phép mình thi đua và cạnh tranh công bằng với đối thủ, thay vì nhường hoặc rút lui với lý do "không đáng" như tôi đã làm thế bao nhiêu năm nay . Tôi giữ gìn những qui luật đạo đức của riêng tôi . Đối với tôi, sự thi đua và cạnh tranh đầu tiên và quan trọng nhất, đó chính là cạnh tranh với chính bản thân mình. Nếu tôi không đứng được trong phạm vi đạo đức, thành thật với chính mình, hoặc là không thắng nỗi những thử thách do bản thân mình đưa ra, thì tôi chính là kẻ thua cuộc. Kẻ thua cuộc thì không được phép sống trong những uất ức hoặc oán hận, hoặc hold any grudge against life or anyone else, but herself.

Có lẽ ở khía cạnh này, ở tuổi 33, tôi là 1 người mới với những suy nghĩ hoàn toàn mới. Mới so với cái tôi của 10 năm về trước. Đối với tôi, đó là 1 bước đường trưởng thành quan trọng. Từ 1 người lạc quan trong sự yếu đuối, trở thành 1 người lạc quan trong sự mạnh mẽ và hợp lý . Tôi không còn chờ đợi hạnh phúc và sự may mắn vô tình rơi xuống cuộc đời tôi như thời còn bé . Tôi tin vào sự cố gắng, sức lao động, making decision, consequences và trách nhiệm. Trong tất cả những hành động đó, sự quyết định (making decision) có lẽ đối với tôi là quan trọng nhất. Tôi phải biết quyết định sự việc, lúc nào nên, lúc nào không. Tôi ý thức được rằng bất cứ 1 quyết định nào, dù lớn hay nhỏ, nó cũng là ngã rẽ và làm lên định mệnh của tôi.

Pensee