Thứ Tư, 27 tháng 2, 2008

Thế Hệ


Cuối tuần qua, thằng bạn của T từ châu Âu về, mời bạn bè đến chung vui tiệc cuối năm ở nhà ba mẹ hắn, như phong tục thường lệ hàng năm của nhóm. Khoảng đâu 9 cặp, đa số đã lập gia đình, còn lại vài cặp sang năm cưới, vài người đi xa không đến được . Sau phần ăn uống đùa nghịch, trao đổi cập nhật tin tức, mọi người đổ dồn sự quan tâm đến 2 cô /chú nhóc đang làm trò tếu, 1 thằng bạn bổng chép miệng trầm ngâm, "Không biết về sau, con tụi mình, đứa nào lấy đứa nào, ha ?" Cả đám nhìn nhau trợn mắt lắc đầu ... "No way ... tao dọn đi nơi khác ... "

Có lẻ con người chúng ta ai sinh ra cũng có đầy đủ (sperm của cha và egg của mẹ) để hình thành một sự sống . Và, một sự trưởng thành đầy đủ và mỹ mãn của 1 người là 1 sự trưởng thành trong sự đùm bọc và chia xẽ của cả 1 thế hệ .

Ở Mỹ, có những người thuộc thế hệ "baby boomers", những đứa trẻ sinh ra do những người cha trở về sau cuộc thế chiến II, the x-generation etc ... Ở VN, có thế hệ Bắc di cư 54 . Có thế hệ sinh viên - học sinh trong thời chiến . Có thế hệ trẻ con sinh ra sau cuộc chiến, 8x, 9x..etc ...

Trong đó, có 2 thế hệ mà tôi có liên quan mật thiết . 1: trẻ em lớn lên sau cuộc chiến ở VN . 2: thế hệ di cư thứ I tại HK. Có lẻ đây là 2 lý do chúng ta (nếu bạn đang đọc bài này) gặp nhau ở nơi đây, trên diễn đàn này, trên thế giới Internet này . Sự mật thiết khác có lẻ là do chúng ta chia chung những mất mát và thành quả hao hao giống nhau -- những giá trị văn hóa và vốn liếng tiếng Việt .

Tại Hoa Kỳ, những người di dân gần đây nhất được xếp đặt theo thứ tự, thế hệ 1, 2, 3 .... T và các bạn của anh ấy xác định họ là thế hệ thứ 1.5 và 2 . 1.5 có nghĩa là sinh ra ở VN (hoặc đâu đó) và hoàn toàn lớn lên, trưởng thành tại HK. Họ chia với nhau những ngày tuổi thơ lên 5 lên 3, cái thời cha mẹ họ khốn khó khi mới nhập cư, phải đi làm đầu tắt mặt tối, để lủ con tự động hòa nhập vào môi trường mới, mà chẳng có trường lớp Việt Ngữ hoặc cơ quan xả hội nào giúp đở . Rồi cái thời họ lớn lên theo những chương trình tv phim ảnh, người hùng superman và văn hóa nhạc pop .

Lớn lên tại VN, tôi chỉ trãi nghiệm qua 2 thế hệ . 1) thế hệ bà và mẹ tôi thỉnh thoảng nhắc lại cái thời di cư 54 và đời sống trước 75 . 2) thế hệ tôi, lớn lên sau cuộc chiến, cho dù khốn khổ thiếu thốn cách mấy, cũng sẽ luôn được sách giáo khoa dậy rằng, dân ta giàu nước ta mạnh . Bà và mẹ tôi cũng không ngừng nhắc nhở chúng tôi rằng, đời bà và mẹ khổ hơn gấp mấy trăm lần .

Để từ đó, lớn lên, tôi luôn ấn tượng trong mình rằng, những người đi trước luôn luôn khổ và kém may mắn hơn tôi, và, những người sinh ra càng về sau, sẽ càng sướng ... Còn nữa, ngày xưa, thế giới trong sạch ít tội lổi hơn bây giờ ... và cứ theo công thức tiến hóa đó, hiện tại chắc hẳn sẽ ít tội lổi đồi trụy hơn tương lai ? Những ấn tượng đó phát xuất từ những lời than thở của các cô chú bác anh chị lớn, "ui da ... ngày xưa con nít tụi mình đâu có ranh và hư như con nít bây giờ ...." "ngày xưa ... tuổi học trò mình thật đẹp, không như bây giờ ..." "ngày xưa ... thời mình ..... không như bây giờ" vân vân ... và vô vàn vân vân ...

Vâng, thế hệ nào cũng có điều để hảnh diện và bào chửa cho thành công hoặc thất bại của họ . Đa số cảm thấy hảnh diện về thành quả của họ là vì nhờ chính họ, còn những điều không như ý xảy ra là do hoàn cảnh và thời cuộc . Thật sự, thế hệ nào cũng có những lổi lầm, bươn trãi, khúc mắt như nhau . Thế hệ nào ... cũng trãi chung cảm nhận về dòng sống, về dòng lịch sữ phía sau và sự chuyển động không ngừng của dòng thời gian phía trước . Chớp mắt 1 cái, thế hệ nào cũng đủ buông xuôi 1 tiếng thở dài .... "thời gian trôi nhanh như con thoi, mới đây mình đã ..."

Tôi cảm ơn con đường tôi đã và đang đi qua . Tôi cảm thấy ấm áp vì mình xác định được mình thuộc dòng thế hệ nào? Thế hệ nào cũng có những điều tốt, điều xấu. Trãi qua càng nhiều mất mát, niềm tin của thế hệ càng rơi vào nhiều bế tắc và u uất. Tôi mong rằng tôi có thể cảm thông được với những nhịp cầu thế hệ khác.... bằng cái nhìn bao dung hơn cái nhìn tôi đã nhìn. Ví dụ như ... tôi có thể thông cảm hơn tại sao thế hệ tuổi cô chú, cha mẹ tôi hay "than thở" và so sánh thế hệ họ với sự may mắn thái quá của thế hệ chúng tôi. Tôi có thể xóa dần đi ác cảm với những đứa con gái hay giả dối đóng kịch, passive-aggressive và self-centered giống y như nhau bất kể môi trường nào .... Tôi mong rằng, tôi xóa dần đi cái lằn ranh "thế hệ" để không còn hình ảnh stereotype ấy nữa.
(Dec.12.2006)

Pensee