Thứ Tư, 27 tháng 2, 2008

Hà Nội... mùa có những cơn mưa...


Máy bay đáp cánh ở sân bay Nội Bài, ngoại ô cách thành phố thủ đô 30 phút lái xe. Chiếc xe bus đưa chúng tôi từ máy bay vào cổng terminal. Bầu trời Hà nội hôm nay mờ đục. Thành phố đón chúng tôi với cái gió se se buồn mang theo cái vị ảm đạm cũ kĩ. Một 1 ông cụ vào sau đứng cạnh bên ghế chúng tôi. Ông khoảng 75 tuổi, tóc bạc trắng nhỏ người, khuôn mặt sáng sủa ánh lên từ làn da trắng và ánh mắt sáng quắc. T đứng dậy nhường ghế mời ông ngồi. Ông cười rạng rỡ với giọng nói Hà Nội rất Việt Nam cải cách mới, "thế thì ngại quá... mình không có gì "khuyến mãi" cả"

2 chúng tôi ngây mặt nhìn ông. Ông gật gù tiếp "đúng là kính lão đắc thọ ... nhẽ ra mình phải khuyến mãi đằng ấy điếu thuốc lá hay gì cơ đấy" Tôi, "à! .. thế bác sinh sống ở Hà Nội à?"

"Tôi từ Anh Quốc. Xa quê hương mấy chục năm. Cứ xem trên A tê vê chiếu về Hà Nội mãi, lần này mới được về thăm quê hương mến yêu đây!" Ông nhấn mạnh hai chử "mến yêu" rồi gật gù trầm tư ngó ra cửa sổ. Ông còn nói huyên thuyên nhiều điều gì nữa, có vẽ ông rất cần được nói...

Xe đưa chúng tôi về đến thủ đô, đúng giấc trưa . Mây xám che phủ. Cơn mưa gió vẫn lãng đãng cài trong gió.

Cái thú của nữa ngày còn lại, đó là lang thang hồ tây với ly cà phê ấm. Hà Nội như người con gái mang hình dáng đặc chất Á Đông với bộ tóc đen nhánh đổ dài và đôi mắt xếch, nhưng tính cách lại rất tân thời, rất tây âu, thích ăn mì ý, bánh pizza và kem tây . Hà Nội có chút hao hao lười biếng của Seatle và 1 chút bận rộn tranh đua của San Francisco. Tuy cả 3 đều heo may trong những ngày tôi viếng thăm.

Hà Nội không có cà phê starbucks. Hà Nội có cà phê loại rang với bơ, rượu trắng và tí muối. Đấy là cái loại cà phê đặc chất Việt Nam. T hỏi tôi tại sao họ lại rang cà phê với bơ nhỉ? tôi không rõ. có lẽ người tây thích ăn bơ, mà người VN lại chịu sự đô hộ của bọn chúng cả trăm năm, nên dính luôn cả mùi bơ vào trong cà phê.

Người Hà Nội rất lịch sự. Một sự lịch sự từ trong cung cách ứng xử mà có lẽ đã là nền nếp văn hóa ở đây. Tôi chưa thấy ai chửi rủa ... mà có lẽ... khi chửi rủa tôi cũng có thể mường tượng những câu chửi tuy hàm ý đanh thép nhưng cũng được trau chuốt cho có vần có tự. Tôi nghĩ vậy.

Mô tả về HN thì có lẻ giấy bút tôi hạn hẹp để có thể viết ra hết những cảm xúc trong tâm tư của mình. Mà thật. tôi chẳng thể nào mô tả được sự xúc động sâu lắng trong lòng tôi về thành phố đã từng cưu mang ông bà cha mẹ tôi từ cách đây nữa thế kĩ.

Dòng sông Hồng thong thả lững lờ ôm trọn HN. Hồ Tây sương mù phủ kín ánh chiều tà. "Người Hà Nội biết hưởng thụ anh nhỉ!" Anh lái taxi cười lớn nhấn mạnh thêm câu nhận xét của tôi "chính xác là lè phè mới đúng!"

Lè phè thật! 10 giờ sáng nhiều cửa tiệm còn chưa mở cửa. Hình ảnh này hiếm thấy ở Sài Gòn hoặc các khu thương mại do người VN làm chủ ở các nơi khác trên thế giới mà tôi gặp qua.

Tay trong tay chúng tôi dung dăng dung dẽ quanh hồ hoàn kiếm. Mưa vẫn mưa rơi... Nhưng khí hậu âm ấm, không lạnh. Lãng đãng vài ba cụ già đi bộ hoặc ngồi trên ghế đá suy tư đếm về quá khứ. Một bà cụ già lom khom đi chúi mủi về phía trước. Tay cụ xách những chiếc bị cói. Tôi tưởng cụ ăn mày gọi ới. Bà cụ xoay lưng đưa tôi 1 mớ kẹo cao su. "lậy cô mua hộ ạ!..." "5 nghìn 1 chiếc"

Đời sống thật khó khăn cho những người tôi có thể trông thấy. Và, có có lẽ còn khó khăn hơn cho những người tôi không được trông thấy. Chẳng nhẽ ... thành phố cổ xưa này không có người ăn mày?

Cả buổi trưa, chúng tôi loanh quanh đi tìm 1 tiệm bánh quấn tráng tại chổ. Nhưng đến nơi chẳng dám ăn vì nó nằm ngay trên vĩa hè bụi bặm. Cách đây 1 năm, tôi vẫn còn dám ăn ở các hàng quán vệ đường, thậm chí cả những quang gánh hoặc xe hàng rong. Nói chính xác là 1 phần ba diện tích da thịt của cơ thể tôi được bồi đắp từ những gánh hàng rong nơi góc phố nẽo đường mãnh đất phù sa hình chử S này. Ấy vậy mà lần này tôi không ăn... vì T không dám ăn. Người lớn lên chưa được chứng kiến con chuột chui qua lổ cống, thì bắt họ ăn những tô bún bán nơi góc đường có con ruồi bay qua, quả là 1 điều tội nghiệp.

(phải nhường chổ cho người khác dùng internet rồi... sẽ tiếp)

Pensee