Thứ Tư, 27 tháng 2, 2008

The courage to say sorry


Tôi không nhớ tôi học được hai chử "xin lổi" bắt đầu từ bao giờ. Bởi vì, theo trí nhớ của tôi, thì lúc nhỏ bố mẹ anh chị tôi chỉ có trừng phạt tôi mổi khi tôi lầm lổi sau đó, "Chừa chưa ?" tôi trả lời, "dạ con chừa rồi!" "Chừa rồi thì phải hứa điều gì ?" thế là tôi làm 1 cái danh sách những điều hứa phải chừa. Tôi không nhớ gia đình tôi có nhấn mạnh hai chử "xin lổi" với tôi không nhỉ!

Tôi không nhớ bố tôi xin lổi mẹ tôi, anh tôi xin lổi chị tôi, và ngược lại. Sau này lớn rồi thì tôi có nghe bố tôi nói với chị tôi. Còn lúc nhỏ, tôi không nhớ có ai đã từng xin lổi tôi. hầu như tất cả đều chỉ tỏ ra 1 nghĩa cử hối hận và làm việc làm nào đó để đền bù lại. Thế thôi. Chử "xin lổi" có vẽ thiếu chổ đứng trong nền nếp gia đình tôi ấy nhỉ.

Có 1 lần, sau giờ lễ Chủ Nhật, tôi ghé thăm bà nội. Lúc đó bà nội ở nhà chú H tôi. Mấy đứa em họ cở tuổi tôi lúc đó kình ra mặt sự ưu ái đặc biệt của bà nội dành cho tôi. cho đến bây giờ tôi cũng không hiểu tại sao bà nội lại thương tôi 1 cách đặc biệt thiên vị đến như vậy. lúc đó tôi cũng cảm thấy ngại lắm, vì thật lòng, tôi cũng không thương bà nội mấy. Tôi thương bà ngoại tôi hơn.

Trở lại chuyện bửa đó, vừa bước vô cổng, lũ em họ thả mấy con chó bec giê ra hù tôi. Một con nhào lên cắn ngay bắp đùi tôi 1 miếng đậm cả dấu răng. Tôi đau lắm, nhưng lì không khóc. Thấy tôi đến, bà nội chạy ra đón tôi, trong khi đó lũ em họ chết tiệt kia chạy biến mất ra ngõ sau. Bà không biết rằng tôi bị chó cắn đau đến mức nào. Bà bảo tôi ngồi xuống ăn cơm với bà. Bửa cơm thịnh soạn thơm phức mà tôi còn nhớ. Có bò xào cần tây, canh cà chua dồi thịt, cá thu chiên vàng. bụng đói cồn cào, nhưng vì giận cái lũ kia và giận luôn cái mâm cơm của nhà chúng, tôi từ chối không ăn. Bảo mãi không ăn, bà giận quá, quát lớn, "không ăn thì đi về!"

Tôi đứng dậy "chào bà con về" rồi đi thẳng. Có lẽ bà giận lắm, nên gọi bố tôi lên mách lại. Bố về bắt tôi quì 1 bửa và bảo lên xin lổi bà. Tôi tự nghĩ, tôi chẳng có lổi. Thế là từ đó tôi không bao giờ tự động đến thăm bà nữa... cho đến ngày tôi đi, bà qua đời... :-(

Nói chung, đó là bài học về hai chử "xin lổi" đầu tiên. Tôi nhớ nó vì tôi đã không thực hành, và cũng chẳng cảm thấy hối hận .

Khi đến trại tị nạn, ở chung phòng với 30 đứa. Chén bát va chạm, con người không tránh khỏi xích mích. Chuyện bắt đầu là chị T nhận tôi làm em nuôi. Chị ấy 16 tuổi, rất đẹp và ngọt ngào, tuy có phần tôi hơi sợ chị, bây giờ nghĩ lại có lẽ vì chị lanh quá. Lúc đó, hể cứ việc gì chị cũng sai tôi làm. Đến phiên tổ chị nấu cơm, chị sai tôi làm các việc phụ bếp thế chị. Thiếu nước, chị kêu tôi đi ra giếng xách thêm nước cho chị... etc.. lúc đó tôi khù khờ lắm, ai lớn sai tôi việc gì tôi cứ nghĩ như là chị tôi ở nhà hay sai tôi, nên tôi cứ "dạ" và đi làm tuốt.

Chị H, là cô nhi cùng phòng. Chị ấy 15 tuổi nên cũng có phần hiểu biết chuyện đời hơn. Một hôm chị lôi tôi ra ngoài và bảo, "lần sau em không nên để chị T sai em như vậy nữa!" Tôi, "dạ" ...

Tối hôm đó trời mưa lớn, gió thổi mạnh, tàn cây đổ, dừa rụng nghiêng ngã, chị T sai tôi ra kéo quần áo phơi ngoài dây cho chị. Tôi lụng bụng phịu môi "em không muốn đi!" Thế là chị kéo tôi ra làm 1 bài giảng, "em như vậy là sao? chị đã nói với em 2 chị em mình cô thân cô thế phải nương nhau mà sống, sao bây giờ em lại hành động như vậy ?" Nước mắt tôi chảy mà tôi không biết mình phải làm sao .... Tôi có ích kĩ và tệ lắm không? Từ đó, chị T không nói chuyện với tôi nữa.

Hôm sau, chị H nói chuyện và thân với tôi. Chị H tâm sự về chị T đã đối xử cà chớn với chị như thế nào ... v..v ... Trong lúc rối lòng và buồn chị T, tôi cũng cuốn theo tâm sự của chị H, và nói với chị rằng, "tôi cũng nghĩ như chị vậy ... chị T không tốt!"

Tối hôm đó, đi sinh hoạt về, chị T lôi tôi ra và hỏi, "A tại sao em đố xử với chị như vậy? tại sao em nói chị ... như vậy ... như vậy ...?" Tôi sửng sờ .... vì tôi không có nói, mà tôi chỉ lở "đồng ý" với chị H . Tôi quay qua chị H cầu mong chị thanh minh cho tôi. Nhưng, đó là giây phút đầu tiên trong đời, dậy cho tôi bài học về việc làm và consequences.

Chị H đàn áp tôi thêm, "A, em cứ nói đi, em nói chị T nói chị như vậy mà!" rồi quay qua chị T, "chị thật quá đáng, sao dám coi thường tôi như vậy ?" "A, em làm chứng cho chị, em nói đi!"

Hai người hùng hổ bắt tôi phải làm nhân chứng cho sự thù nghịch nhau. Tôi không ngờ sự việc đến nước này. Tôi cúi đầu, "em xin lổi hai chị .... là lổi của em hết" Rồi tôi chui vô góc phòng bên dưới gầm ghế là chổ nằm của tôi, mong được yên thân. Nhưng chưa hết, chị T kéo tôi lôi ra, "Em chỉ nói 1 câu "xin lổi" đơn giản như vậy là hết đó hả?"

Tôi cố ngăn không khóc vì không muốn họ nghĩ là giọt nước mắt cá sấu, nhưng không kìm được . Tôi nhìn hai chị với đôi mắt cực kì thất vọng, "bây giờ chị muốn em làm sao?" Cả 2 nhìn nhau cặp mắt căm thù, không nói với nhau tiếng nào rồi bỏ đi.

Lúc đó, tôi không biết mình có lỗi hay không. Nhưng chử "xin lổi" của tôi là thật lòng. Tôi xin lổi họ, và cũng xin lổi chính tôi. Lỗi của tôi là để mình vướng vào những vòng xoáy cạnh tranh, nhửng tị hiềm nhỏ nhen này. Bài học đầu đời về trách nhiệm về lời nói và việc làm của mình, ngay cả những lời nói a dua theo. Tuy nó không có ý gì, nhưng nó có thể trở thành còi súng để gây nổ tung những cơn giận của những người vốn đã hiềm khích nhau .

Từ đó, tôi biết cách xử dụng hai chử "xin lổi" ... bởi vì sau chử xin lổi là gì? Mọi người sẽ đòi hỏi tôi làm gì nhỉ? Tôi không biết. Nhưng, những khi tôi thấy tình hình giữa tôi và 1 đối tượng nào đó quá căng thẳng, 1 là tôi sẽ trút bỏ tình cảm này, và không bao giờ quan hệ lại nữa, và cũng không bao giờ bận tâm, 2 là tôi sẽ chủ động xin lổi. Chử xin lổi nhiều khi khó nói vô cùng. Tiếng Việt cũng dể nói, tiếng mỹ cũng không khó, vậy mà sao khi phiên âm nó cứ ngượng sao ấy. Để nói được những chử ấy, tôi phải quên luôn cái: tôi, cái ego, cái dignity, cái pride, cái reason, cái right ....etc ... bất cứ cái gì thuộc về cái common sense của mình in that moment . Quả thật, chử xin lổi không phải dễ nói, trừ khi mình thật sự nhận ra mình có lỗi .

Pensee