Thứ Tư, 27 tháng 2, 2008

Đôi Mắt



Mẹ cho em đôi mắt sáng ngời
Để nhìn đời và để làm duyên
Đời cho em đôi mắt màu đen
để thương để nhớ, để ghen, để hờn
Đôi mắt em là cửa sổ tâm hồn
Là bài thơ hay nhất
Là lời ca không dứt
Là tuyệt tác của thiên thu
....
(Xuân Hồng)


Một tiếng nổ lớn chát chúa đánh tan cái không gian tĩnh mịch của khu nghĩa trang vào giấc trưa ngày thứ Ba.

- Cô ơi... cô ..
- Trò Dương với trò Lâm...
- Ở cái mộ lớn kia kìa ..

Trong sự nhốn nháo của lũ học sinh lớp 4, cô giáo hớt hãi chạy về hướng có ngôi mộ cao lớn nằm sát cạnh gốc cây bồ đề có cành lá xum xuê. Một cảnh tượng bày ra, tim mọi người đứng lại. Những con chim chao đảo chung quanh cũng ngã quị, lịm xỉu.

Cô giáo gục lụy bên cạnh hai vũng máu và đôi bạn chí thân nằm chồng lên nhau.

Hôm nay là ngày Mùng 2 tháng 9, kĩ niệm ngày Quốc Khánh. Cô giáo và học sinh lớp 4B đang thi hành chương trình lao động kế hoạch nhỏ, nêu gương sáng cho toàn khối cấp I, trong tinh thần học tập tốt, lao động tốt.

Dương và Lâm là đôi bạn chí thân, ngay từ những ngày chưa lọt lòng mẹ. Nhà họ cách nhau cái hàng rào được tạo thành bởi hai sợi dây kẻm gai bên dưới và sợi dây điện bên trên dùng để phơi quần áo.

Một ngày tháng Ba năm 1974, hai người thiếu nữ hàng xóm e thẹn báo tin cho nhau họ sẽ sắp sửa làm mẹ . Hai em bé của họ sẽ trào đời cách nhau chỉ vỏn vẹn dưới một tháng tuổi. Hai người chồng của họ, 1 làm thầy giáo, 1 làm lính chiến trong quân đội .

Tháng Ba năm 1975, hân hoan chúc mừng ngày rửa tội của 2 đứa bé bụ bẩm xinh xắn, là tiếng nỗ vang trời, cuốn theo người cha của 1 đứa bé mất hút theo màu khói súng. Cha đứa bé còn lại, ngày lại ngày, dậy bảng chử cái ghép lại cho những đứa hài nhi được hình thành sau tháng Ba năm 1974. Hai thằng bé lớn lên trong tình yêu của 1 người cha còn lại, lặng lẽ, cúi đầu...

"Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo. Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền..."

Thằng Lâm rất ghét lũ bạn cùng khối trêu nghịch nó với bài hát ấy, chỉ vì mẹ nó chính là cô giáo chủ nhiệm. Nhưng chẳng thể làm gì hơn, vì mẹ nó là cô giáo tận tụy và kiên nhẫn nhất trong mọi cô giáo, người duy nhất có thể kiềm chế và hướng dẫn những học sinh nghịch ngợm và lém lĩnh nhất của khối . Đôi bạn Lâm-Dương lại là hai thủ lĩnh của cái nhóm này.

Cả đám học trò vỡ òa như đàn ong mất mẹ:
- Cô giáo ơi... Cô giáo tĩnh dậy rồi...

- Cấp cứu... các em tìm người cấp cứu.

Cô giáo bò dậy xốc 2 thân người đẩm máu. Lũ học trò nhao nhao làm theo cô giáo...

Cả lớp ngồi xếp bằng trước cửa phòng cấp cứu. Cô giáo cầu nguyện. Buổi chiều trôi qua... màn đêm buông xuống...

Có lẽ ngày hôm nay, đã làm thay đổi rất nhiều trong tâm hồn của lũ học sinh 9 tuổi: 1 tin tử, và 1 mạng sống đang treo trên 1 sợi tóc mong manh . Cô giáo gục đầu ... Cô giáo khóc nhiều ...

Thằng Dương sinh trước thằng Lâm 1 tháng vài ngày. Tính khí 2 đứa đều lém lĩnh như nhau . Từ ngày ba nó mất tích trong bom đạn, mẹ nó vò võ nuôi con bằng những chuyến hàng xuôi ngược. Những ngày đi buôn, mẹ nó gởi hẳn nó cho mẹ thằng Lâm chăm sóc. Ăn cơm cùng nồi, tắm cùng giếng, hai đứa nó lớn lên quấn vào nhau như 2 anh em cưu mang cùng một dạ.

Ngày thằng Dương bị thầy hiệu trưởng phạt, vì tội cả gan cắt trụi cả vườn khoai lang của trường. Nó đem khoai lang ra ngoài cho ai? Không rõ. Vì cả xóm, nhà nào cũng nuôi heo để cải thiện kinh tế, ngoại trừ nhà nó. Ngày ấy, thầy hiệu trưởng giận lắm. Mặt thầy bình thường vốn đã oai phong với hàm râu quai nón cạo nhẳn, lúc này càng hừng hực lửa căm thù -- có lẽ là mối thù từ đời cha nó . Thầy rút chiếc thắt lưng nơi cặp quần rồi quất nó tới tấp. Đau quá, nó bỏ chạy. Thầy rượt theo. Nó vừa chạy vừa khóc: "cứuuu tôi" Thầy chạy theo với thân hình đầy đẫy: "đồ ngụy quyền, phản loạn!"

Cả khối lớp 4 bỏ lớp chạy theo . Kẻ cổ võ, người lo lắng. Từ đám đông, thằng Lâm lao vào, húc đầu vô bụng thầy. Nhưng dáng thầy to lớn, thầy lấy đà đấm trở lại vào mặt nó ngã quay trên đất . Thầy được nước tiếp tục quất dây nịch da vào 2 thân hình còm cỏi đen đủi màu cà phê loãng . Trống trường vang lên ra lệnh cho tất cả học sinh trở lại lớp học. Mọi sinh hoạt trở lại bình thường. 2 thằng bạn nghịch ngợm bị đuổi ra khỏi trường lê theo tấm thân đầy vết xướt.

Tất cả tưởng chừng êm thắm. Nữa tiếng sau, tiếng trống báo động lại vang lên. Bên ngoài nhốn nháo. Thầy hiệu trưởng vừa chạy vừa kêu la. Đằng sau, là chú của thằng Lâm, 1 người thương phế binh trở về từ bên kia vĩ tuyến 17, đang vừa rượt thầy hiệu trưởng vừa đánh túi bụi. "đ.. mẹ mày nè ... mày đảng tao cũng đảng... dám đánh cháu tao hả... " hụych... hụych... Ông ta lên gối liên tục vào bụng thầy hiệu trưởng bằng đôi chân què và cánh tay bị mất 1 khúc. Đánh xong, ông ta lột quần áo thầy hiệu trưởng trần trùng trục chỉ còn lại chiếc quần tà lỏn, rồi cảnh cáo trước khi đi, "liệu hồn đó!"

Vài tháng sau, thầy hiệu trưởng xin chuyễn đi nơi khác. Thầy Vĩnh, ba thằng Lâm bị kỹ luật và cắt chức nhà giáo . Má thằng Lâm vẫn được dậy học, và 2 đứa nó bị liệt vào danh sách học sinh ngỗ ngáo.

Ngày mùng 2 tháng 9. Cả lớp ngỗ ngáo 4B hăng say theo sự chỉ thị của trường, đến khu bãi rác cạnh nghĩa địa cũ để lượm rác đem về làm kế hoạch góp phần mua công trái cho trường, xây dựng đất nước. Trái lựu đạn quẫn quanh đâu đó bên những ngôi mộ yên bình đầy rêu phong, tưởng đã bị tịt ngòi yên phận với nắng mưa . Nào ngờ, chiến tranh kết thúc không có nghĩa là hòa bình ngự trị. Tuổi thơ đau thương nhất là phải ra đời và trưởng thành trong nghĩa địa của hận thù, đạn bom .

Thằng Lâm lượm được trái lựu đạn, và hẳn đã chẳng sát định được trái lựu đạn bị tịt ngòi cũng có thể nổ được! ... Trẻ thơ thì cần phải biết những thứ ấy làm gì?

Nó vô tư liệng trái lựu đạn vào thân cây bồ đề từ bi . Ngày xưa Đức Phật đã lên núi luyện tâm dưới gốc cây bồ đề để rồi hóa thân thành Phật. Cây bồ đề hôm nay cũng đưa thằng bạn chí thân của nó - thằng Dương - người đã nhào vào lấy thân mình trao đổi mạng sống cho nó - để hóa thân về với cõi vĩnh hằng trên kia.

Một tháng trôi qua, hai người phụ nữ, mẹ thằng Lâm và mẹ thằng Dương, một rưng rưng giọt lệ mẫu tử khóc cho người đã đi, một thương tiếc cho người ở lại. Thằng Lâm ở lại. Nhưng ánh sáng đã không lọt vào được đôi mắt trong suốt ấy. Chiếc mãnh đạn tàn khốc cuối cùng đã không nương tay cho con người còn sót lại . Nó đã đi chệch qua mang tai và vĩnh viễn lấy đi 1 đôi cửa ngõ tâm hồn.

Để nhìn đời, nhìn rõ đục trong
Nhìn tình bạn tươi thắm
Nhìn tình yêu say đắm ...

Pensee