Thứ Hai, 17 tháng 3, 2008

Hương Bánh Mì...






Ở quê tôi thú vị nhất là vào ban tối. Trên các vĩa hè bọn thiếu nhi tụ tập từng tốp chơi đùa, nào nhảy dây, năm mười, cò cò, đủ các trò . Tiếng của bọn chúng la ó vang từ xóm trên xuống xóm dưới. Ở trên đường, từng tốp thiếu niên dập dìu qua lại kẻ nói người cười . Trên các ban công, các anh chị thanh niên ngồi tán dóc, chơi đàn guitar, hoặc hát hò bài gì đấy. Ông già bà lảo thì bắc ghế ra cửa ngồi, hoặc họp nhau lại đọc kinh và ngắm đàng Thánh Giá. Cứ như thế cả phố phường tối nào cũng náo nhiệt nhất là vào những giờ chập choạng cho đến tối mịt . Nhờ cái không khí về khuya đó mà các hàng quán trước mặt đường hoặc các xe hàng rong đua nhau bày bán đủ các món ăn khuya như bánh canh, bánh khọt, phở, chè, chuối chiên, khoai lang chiên, bánh cay... v.v không thiếu món gì . Trong số đó, có một chiếc xe bán bánh mì thịt trước mái hiên cửa hàng sách thiếu nhi bên góc đường Quang Trung và Hai Bà Trưng lúc nào cũng đặc biệt đông khách, bất kể ngày nắng hoặc ngày mưa .


Đối với bất cứ đứa con nít nào thời ấy, hoạt động thích thú nhất là được cha mẹ dẫn đi dạo phố và lê la hàng quán ăn vặt trên đường . Đối với tôi, được ghé xe bánh mì thịt luôn luôn là điều làm tôi xung sướng nhất . Mỗi lần đứng trước xe bánh mì, trong đầu tôi lúc nào cũng vẽ lên cả ngàn ước mơ đèo bồng to lớn . Một trong những ước mơ lớn nhất của tôi lúc bấy giờ là một ngày nào đó lớn lên tôi sẽ được trở thành bà bán bánh mì . Và tôi cứ thầm so đo ước ao giá mà mẹ tôi là bà bán bánh mì thì có lẻ tuyệt vời biết mấy nhỉ ?


Xe bánh mì này chỉ là một cái tủ lớn bằng kính nằm trên bốn bánh xe có thể đẩy tới đẩy lui được . Ở kệ trên tủ kính xếp ngay ngắn những cuộn thịt quay màu vàng ươm béo ngậy, vài củ hành trắng, vài trái cà chua đỏ ửng, vài bó ngò xanh, vài trái dưa leo non nớt xẻ đôi, vài trái ớt đỏ và vài bó giò lụa gói lá chuối màu xanh thâm thẩm . Kệ bên dưới xếp đầy những ổ bánh mì bé bé bằng hay bàn tay của trẻ em lên sáu . Loại bánh mì này nhiều bột nổi, ít ruột, nên rất giòn . Bên cạnh tủ kính là một cái lò nướng nhỏ bằng gạch đốt bằng than, và lửa để nhỏ hiu hiu .


Bà chủ xe bánh mì tên gọi là bà Bếp . Bà có duy nhất một cô con gái nhỏ tên là Tú Ái, trạc bằng tuổi tôi, luôn luôn ngồi bên cạnh giúp bà quạt lửa nướng bánh mì . Ở nhà bà còn có một mẹ già. Bà ấy ốm liệt giường cách đây đã mấy năm từ cái trận sốt cao mà nhà thương không có đủ thuốc men chửa trị. Gia đình bà chỉ có vỏn vẹn ba thế hệ đàn bà làm lụng nuôi nhau .


Mẹ con bà Bếp rất trầm tư ít nói . Hình như họ chẳng cần phải nói chuyện với ai về việc gì bao giờ . Giá cả vốn đả được định sẳn và ai cũng đả rõ điều ấy . người bán chỉ việc trao bánh và người mua chỉ việc trao tiền . Dưới thời tiết về đêm heo may lành lạnh của miền cao nguyên, việc mua bán cũng chỉ cần đơn giản như thế . Nhanh lẹ, và không cần nhiều lời . Đa số khách hàng thường mua một lúc ba bốn ổ bánh mì trở lên để đem về nhà quây quần cùng với gia đình bên ấm trà nóng . Và vì thế mọi người cũng rất kiên nhẫn đứng chờ xung quanh trong sự im lặng và cùng nhau quan sát bà làm việc . Người dân cao nguyên là thế . Rất thật thà lịch sự và cũng rất khép kín .


Như một cái máy, đôi tay bà Bếp cứ thoăn thoắt, rạch ruột bánh mì, bỏ lên lò nướng, lấy ổ kế tiếp đã nướng, phết lên mặt bên phải một lớp bơ thật mỏng, rồi mặt bên trái một lớp pa tê . Rồi theo đơn đặt hàng, bà sẽ bỏ thịt gà hoặc thịt sá xíu . Thịt gà của bà được xé thật nhỏ, và được phi lên trước với hành tỏi và một chút gia vị . Thịt heo quay sá xíu thì thơm nồng mùi ngũ vị hương và mùi hạt điều, và được sắt rất mỏng . Cứ thế bà xếp ngay ngắn vào bánh mì một lớp thịt, một lớp dưa leo, vài cọng hành lá, cọng ngò, tí cà rốt bào nhỏ và rắc thêm vào một chút muối tiêu . Gia vị cuối cùng không thể sót, đó là nước sốt cà chua . Món nước sốt đặc biệt này chính là món làm cho ổ bánh mì tiệm bà Bếp thơm ngon không ở đâu có thể sánh bằng .


Nếu người nào có sở thích quan sát thì sẽ thấy một ông lảo ăn mày cụt hai chân nằm co quắp ở đằng sau xe bánh mì, ở trong góc trái cánh cửa kéo của cửa hàng sách . Không rõ bắt đầu từ bao giờ, ngày nào ông lảo cũng lết về góc này để ngủ qua đêm như thể đây chính là tổ ấm của ông . Ông hay nằm co quắp cái cơ thể vừa khô vừa đen trong bộ áo rách rưới dính đầy đất bùn như thế . Trông ông giống như một chiếc ruột xe đã bị hư nát mà người ta có thể tìm thấy ở bất cứ hố rác nào ngoài ngoại ô thành phố . Ông nằm đó chẳng phiền hà gì tới ai, và người ta cũng chẳng ai hại gì đến ông . Dưới màn đêm mờ nhạt ánh đèn, hai thế giới con người của họ đối với nhau dường như vô hình .


Một đêm nọ em tôi bị bệnh nặng và lên cơn sốt cao vì cả ngày không ăn được gì vào bụng . Em nằm rên rỉ ỉ ôi như thế này:


- Mẹ ơi, con sắp chết rồi đây .


Mẹ tôi sợ tái mặt và dỗ em uống thuốc . Mẹ bảo em yêu cầu bất cứ món ăn nào em thèm để mẹ làm cho em ăn . Sau một lượt liệt kê các món, em yêu cầu bánh mì quán bà Bếp .


Lúc ấy đã gần 10 giờ đêm . Tôi phóng xe đạp như bay băng qua hai con đường dốc mong mua kịp trước giờ đóng cửa . Tôi đến nơi đúng lúc bà Bếp đang làm chiếc bánh mì cuối cùng . Nhìn quanh không thấy người khách nào ở đó. Tôi yêu cầu mua bánh, nhưng bà lắc đầu không bán. Tiệm bà đã đóng cửa .


Tôi năn nĩ bà bán cho em tôi . Nó đang nằm ở trước ngưỡng cửa sự chết . Bà bối rối cầm ổ bánh mì và quay nhìn ông lão ăn mày đang ho khù khụ trong góc hiên . Ông cụ dường như đã nghe hết cuộc đàm thoại của chúng tôi . Ông khua tay và nói:


- Cô bán cho nó đi . Bửa nay tôi nhịn cũng được . Đừng lo cho tôi .


Bà Bếp lấy trong học tủ ra một gói nhỏ đưa ông và nhỏ nhẹ:


- Hay ông dùng tô cơm này đi .


Ông lảo xua tay:


- Giờ này đóng cửa hết cả rồi. Tôi ăn rồi mẹ con cô ăn gì...


Bà mỉm cười:


- Ông cứ ăn đi . Đừng lo cho mẹ con tôi .


Bao nhiêu năm nay, tôi chẳng bao giờ quan tâm giờ nào xe bánh mì đóng cửa, và sự gì vẫn thường xảy ra ở đàng sau chiếc xe bánh mì ấy . Ở giây phút này tôi chợt ngỡ ngàng nhận ra một chân giá trị mà chẳng có sách vỡ, kinh Thánh hoặc lời huấn dậy nào có thể rỏ ràng và mạch lạc hơn thế . Tôi ôm ổ bánh mì thịt đi về mà lòng cứ mãi vấn vương ...


Tôi hiểu rằng tôi luôn yêu mảnh liệt mảnh đất Việt Nam còm cỏi là thế ...


Pensee

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2008

Người đàn bà sang


Ở một góc phố khuất hẳn bên cạnh vịnh San Francisco có một khu thương mại tuy nhỏ nhắn nhưng khá sầm uất . Ở trong khu thương mại có một phòng triển lảm, bán tranh và dậy vẽ. Phòng studio này lúc nào cũng đông đảo học sinh và khách hàng ra vào . Tranh ở đây thuộc thể loại trừu tượng. Những gam mầu sắc và đường nét cọ mang tính chất biểu lộ cảm xúc và kích thích bản năng rất mạnh. Nhìn những bức tranh, khó có ai có thể hình dung tác giả chính là bà giáo. Bà là một người phụ nữ Á Đông độ trạc tuổi ngũ tuần, tóc đã chớm ngả màu hoa râm. Bất cứ lúc nào lớp học, từ giờ mở cửa 11 giờ sáng đến giờ đóng cửa 8 giờ chiều người ta cũng có thể bắt gặp bà ở đấy, hoặc đang tô màu, hoặc đang giảng giải hoặc đang giúp đở học sinh giải đáp các thắc mắc. Học trò của bà là những học sinh ở bất cứ lứa tuổi nào, những em bé tiểu, trung học, hoặc những người cao niên đã về hưu. Với bất cứ ai, bà đều thân ái gọi họ là "my dear" "niềm thương mến của tôi", bất kể họ là đàn ông hay đàn bà, người già hay trẻ con. Và người ta có thể xác định một cách chắc chắn rằng khách hàng và học sinh nào cũng yêu mến nét tỏa sáng đặc biệt của bà giáo .


Bà nói tiếng Mỹ lưu loát như người bản xứ. Giọng nói trầm trầm rỏ rệt như một nữ xướng ngôn viên. Dáng bà gầy và cao. Người mảnh dẻ. Mái tóc được búi gọn bên trên gáy. Khuôn mặt của bà hình chử điền. Làn da hồng hào tươi nhuận. Bà có vầng trán cao và đôi mày thẳng vừa nghiêm nghị vừa thanh tú bên trên đôi mắt sáng và vòng nhản quan đen trắng phân minh. Đôi mắt bà luôn nhìn thẳng người đối diện khi nói chuyện, nhưng cái nhìn của bà nhẹ nhàng đầy xúc cảm tỏ lộ những điều bà đang suy nghĩ, chứ không phải loại tia nhìn sắc bén của những thương gia dùng để dò xét phản ứng của người đối diện . Toàn bộ khuôn mặt của bà là công trình gần như hoàn hảo của của đấng tạo hóa, với phảng phất nét đông tây hòa hợp . Cũng khuôn mặt và vóc dáng ấy, người ta có thể dễ dàng hình dung bà trong bộ y phục của một vị phu nhân của một nguyên thủ quốc gia, hoặc ít nhất cũng là một phụ nữ quyền quí.


Nhưng không. Không chồng. Không con. Bà đi sớm về khuya một mình.


Đàn bà ở trạc tuổi bà, hoặc bạn bè hoặc người quen, chín mươi chín phần trăm ho đang hạnh phúc với chồng và ít nhất cũng đã có một vài mụn con. Điều kém may mắn của bà khiến những người phụ nữ khác cảm thấy xót xa, đồng thời cũng làm cho họ cảm thấy mản nguyện và hạnh phúc vì họ biết được mình đang được may mắn hơn người khác . Đối với họ, tình dục là một sinh hoạt lành mạnh của cơ thể. Nếu không có sinh hoạt đó người phụ nữ khó có được lành mạnh như một người đàn bà bình thường. Và chính vì thế nên họ thắc mắc. Họ thắc mắc bà đang quen ai.. và với ai... ?


Người quan tâm hơn thì khuyên bà nên chọn một trong số người qua đêm ấy để lấy làm chồng để tìm một điểm dựa. Hoặc ít nhất là để có một đứa con. Bà đã từng nuôi một đứa con nuôi từ lúc nó còn nằm nôi, nhưng năm nó sáu tuổi, nó đã vĩnh biệt bà ra đi vì cơn bệnh bứu ở óc chuyển thành ung thư không thể chửa trị . Từ đó, bà bình an với sự độc thân. Ba mươi năm trôi qua, bà chỉ mỉm cười khi họ bàn tán về đề tài hôn nhân và tính dục, và bà không phân bua.


Khi người ta đã được hưởng những kĩ niệm quá trọn vẹn, quá hạnh phúc, thì người ta sẽ không bao giờ chấp nhận một hiện tại kém trọn vẹn hơn, và từ đó người ta dễ dàng chấp nhận sống ràng buộc với những điều đẹp đẽ thuộc về quá khứ. Và người ta chấp nhận sống một mình. Đó là trường hợp của bà.
Nhà bà ở cuối con đường nhỏ ngoằn ngoèo dẫn lên ngọn đồi nơi góc phố. Căn nhà cũ kĩ đã được xây cách đây gần nữa thế kĩ. Từ hiên nhà bà có thể nhìn thấy hầu hết phía tây thành phố Cựu Kim Sơn. Ở nơi ấy, mỗi buổi chiều, bà ngồi yên lặng nhìn ngắm hoàng hôn và hồi tưởng về những kĩ niệm đẹp nhất của đời bà.


Ba mươi năm trước, bà và chồng vừa mới cưới nhau và họ đã dọn đến thành phố này với hai bàn tay trắng. Khi đó họ còn ở tuổi đôi mươi và pha?i ở nhà thuê. Bà đi làm, ông đi học. Sau ba năm, ông tốt nghiệp kĩ sư hóa học. Bà bắt đầu ghi danh đi học tiếp và đi làm thêm ngoài giờ. Ước nguyện thứ nhất của bà là gom góp tiền để mua một ngôi nhà nhỏ có khu vườn sau nhà để làm tổ ấm cho hai người. Ước nguyện thứ hai là tốt nghiệp bằng kinh doanh rồi sau đó tạo dựng một cơ sở thương mại .


Một buổi tối mùa đông, ông đã nấu một bửa ăn thịnh soạn với hoa và nến để bất ngờ bà trong đêm kĩ niệm bốn năm thành hôn. Trong đêm ấy, ông nói với bà ước nguyện lớn nhất của ông là mong được có con . Bà bồi hồi xúc động nhưng lại chần chừ và hẹn ông năm tới, đợi sau khi bà hoàn thành những ước nguyện của bà rồi có con cũng chưa muộn. Nhìn bà năn nỉ ông mỉm cười độ lượng, "Miễn sao em vui thì anh vui." Thế là họ tiếp tục sống hạnh phúc bên nhau như đôi chim non không ngại ngày tháng, cho đến ngày họ cùng nhau mua được ngôi nhà nhỏ xinh trên sườn đồi này.


Trời vùng vịnh hay có những đám mây mù bất chợt kéo về làm thành phố trở nên âm u. Định mệnh hôn nhân của ông bà cũng thế. Trong một lần lái xe dưới trời mưa gió. Đường trơn khiến ông mất thăng bằng tay lái, làm chiếc xe lao qua bên kia đường và bị một chiếc xe tải chạy ngược chiều ủi xuống hố. Sau khi cấp cứu và xét nghiệm, bác sĩ xác nhận não bộ của ông đã hoàn toàn bị hủy hoại và không có cơ may được phục hồi. Họ cho bà hai lựa chọn một là phải quyết định cho bệnh viện rút ống dưỡng sinh hay là giữ ông lại như một cái xác không hồn.


Ông là một người đàn ông xuất sắc. Trong mắt bà, ông toàn diện cả về dung mạo, kiến thức và đức hạnh . Và đặc biệt nhất là trên đời này sẽ không có ai yêu bà hơn ông. Giờ đây, ông ngừng lại ở tuổi 28, khi sự nghiệp, lòng nhiệt thành và sức khỏe đang ở đỉnh cao nhất.


Chỉ trong vòng mấy ngày, thế giới của bà đã hoàn toàn bị lật úp. Cũng như ông, bà sống như một kẻ không hồn. Bà vừa đau, vừa thương, vừa tiếc, vừa ăn năn...
Một năm trôi qua, bà quyết định đồng ý cho bệnh viện rút ống. Từ đó, bà bắt đầu cuộc sống độc thân.
Bà bỏ học, và không mong ước đạt được mảnh bằng thương mại nữa . Bà sống lặng lẻ một mình và không ngừng hồi tưởng về những kĩ niệm đẹp.

Có những lúc cô đơn, bà nhận lời đi ăn tối với một người đàn ông nào đó. Họ cũng có nắm tay, có nụ hôn. Người đàn ông với những lời hứa hẹn cũng có thể đã làm bà xuôi tai và cũng đã khiến bà có ý nghĩ tự cỡi trói mình và thả tự do cho thân xác. Cũng chẳng có ai làm quan tòa, để cần phải dằn vặt lương tâm. Ông cũng sẽ vui khi nhìn thấy bà hạnh phúc. Nhưng bà có hạnh phúc không nhỉ? Bà có yêu người đàn ông trước mặt này không nhỉ? Nghĩ đến đây bà dừng lại, và bà không còn cảm thấy ham muốn nữa. Trong lòng bà hiện lên những cảm xúc nao nao, vừa nhớ nhung, vừa dằn vặt...


Chị em bạn bè mua tặng bà những thứ đồ chơi kích thích dành cho phụ nữ . Họ không ngừng bàn luận về những câu chuyện và hình ảnh ở chốn phòng the. Có những đêm chợt tỉnh giấc, cổ bà khát, bà cũng thấy thèm một vòng tay, một nụ hôn. Nhưng rồi bà đã tập xóa tan những ham muốn đó bằng những mầu sắc và những cây cọ vẽ. Có lẽ những nhà tu hành tập kiềm chế thân xác mình bằng cách cầu nguyện hoặc ngồi thiền, còn bà, bà tô vào khung vải những hình dáng của dằn vặt, của nhớ nhung, và của ước muốn của thân xác và tinh thần.
Pha?i cha(ng nhờ đó bà thoát ly sự bế tắc ràng buộc của xác thân?


Ba mươi năm trôi qua, bà đã quen với nếp một mình. Một kiếp tu hành. Một sự thoát tục. Có lẻ do đó, ở bà toát nên một nét gì đó rất sang.

Pensee

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2008

Gia tài của mẹ để lại cho con...


Trưa nay tôi ghé ngang breakroom lấy bình nước uống, cùng lúc mấy con/thằng co-workers đang ngồi tán dóc.
Một thằng hỏi:
- Tụi mày có nghe vụ biểu tình và hunger strike của người Việt Nam ở khu thương mại SJ không?
Cả đám nhao nhao:
- yeah... I saw on the news...
- what? just over a name?
- so stupid...
Một thằng quay qua 1 con nhỏ bên cạnh:
- mày người VN hả?
con nhỏ lắc đầu:
- NO Chử No của con nhỏ này dứt khoát và chắc nịch.

Vừa nghe đến đây thì tôi lo chuồn thẳng. Bình thường tôi là một người rất tự hào và (không phải nói là kiêu ngạo) về gốc gác của mình. Nhưng trong tình huống này, tôi chỉ muốn biến mất càng nhanh càng tốt trước khi tụi nó quay qua hỏi tôi câu hỏi tương tự: "Mày cũng người Việt Nam, what's going on?"

Sự kiện này làm cho tôi suy nghĩ nhiều về bản thân mình đối với thế hệ con cái mai sau của tôi. Những thành công rực rỡ, những tiền tài danh vọng rồi cũng qua đi. Điều gì tôi có thể để lại để chúng có thể hảnh điện và tự hào về gốc gác và bản thân mình nhỉ?

Một ngàn năm nô lệ giặc...
Một trăm năm đô hộ giặc...
Gia tài của mẹ, để lại cho con.
Gia tài của mẹ, là nước Việt buồn.

Rất buồn.

Tôi có 5 ông chú. Lúc tôi bắt đầu có trí khôn thì tôi chỉ biết được mấy ổng qua những tấm hình trong những cuốn album cất kĩ trong tủ, và nghe lóm từ gia đình qua những cuộc bàn bạc kế hoạch giúp mấy ông trốn trại và vượt biên. Lúc tôi lớn lên thì bề mặt đất nước đã thay đổi cũng như số mạng của 5 ông chú của tôi. Một ông trở về với 1 con mắt bị chột. 2 ông vượt biên trót lọt. 3 ông trở về làm vườn, cho đến ngày đi HO. Ông thì lao đầu vào thương mại và chỉ biết những con số lên xuống của ngành chứng khoán. Ông thì làm việc tích cực ở hảng, để rồi tối về làm bạn với lon bia và trầm tư nhìn vào khoảng không hư vô rồi cười 1 mình . Chẳng ai biết ông nghĩ gì trong đầu. Chỉ thấy ông và 1 thế giới trầm tư. Ông chú còn lại thì có sở thích siêng năng chăm sóc nhà cửa, sửa sang vườn trước vườn sau. Lúc nào gặp cũng thấy ông đang bận rộn cắt cỏ hoặc xem xét xem cây hoa nào cần phải cắt tỉa và bón thêm phân. Cuộc đời mấy ông chú của tôi rất bình dị, y như cuộc đời của bố tôi.

Tôi không biết 33 năm trôi qua có hoàn toàn xóa sạch những kí ức của mấy ông hay không. Nhưng có 1 điều tôi nhận thấy được, đó là họ đã hoàn toàn hội nhập vào xã hội mới với một thái độ mới, không hẳn là tích cực, nhưng cũng không hẳn là tiêu cực. Thái độ dửng dưng an phận thì chính xác hơn. Và, từ thái độ im lặng đó của những người sống còn đối với những gì đã thất bại, đã cũ, đã mất, cho tôi thấy toát lên lòng tự trọng và danh dự còn sót lại trong họ, và tôi tôn trọng điều đó. Khi một người không có khả năng và không làm gì được tốt hơn, thì sự im lặng đáng được tôn trọng.

Trong khi chú tôi cho tôi bài học về sự mất mát của quá khứ, thì bố tôi dậy cho tôi bài học về sự dứt khoát . Dứt khoát với những gì đã qua . Bố tôi là một người vô cùng kiệm lời khi nhắc về những gì huy hoàng ngày cũ, và càng kiệm hơn khi nhắc đến những gì mất mát không may . Hầu như tôi chưa bao giờ nghe ông ngồi ôn lại dĩ vãng của mình, ngoại trừ những lần kể chuyện về 1 ai đó. Ông là một người sống cho hiện tại và luôn luôn nghĩ cách làm sao cho hiện tại được tốt đẹp, cho dù nó có bi thương. Nếu nói đời bố tôi không có gì để ôn lại thì càng không đúng. Số mệnh sự nghiệp của ông trôi liền với mệnh nước, nhưng những cảm xúc vướng bận của ông không cộng đủ để ráp lại thành 1 dòng thơ. Ông đơn giản và dứt khoát là thế.

Trong mắt tôi, chú tôi và bố tôi có những yếu điểm và cũng có nhiều ưu điểm. Gia tài họ để lại cho tôi không phải là tiền bạc hoặc giá trị vật chất. Gia tài họ để lại cho tôi là lòng tự trọng và sự dứt khoát tách rời cuộc sống hiện tại ra khỏi quá khứ .

Những thế hệ đi trước đã phải nếm trãi những mùi đau thương. Nhưng nếu phải thuyết phục hoặc ảnh hưởng những thế hệ kế tiếp phải cảm được những kinh nghiệm mình đã trãi qua thì thật tàn nhẫn. Vô tình, những bóng đen của chiến tranh, của hận thù khổ đau đè nặng những thế hệ trước đã tạo nên sự mặc cảm, tự ti, nghi ngờ và thiếu tự tin trong lòng thế hệ con cái. Thế hệ tôi đã lảnh đủ, và tôi không mong những bóng đen đó sẽ tiếp tục tồn tại và gieo vào những thế hệ kế tiếp.

Giá mà những người cha anh thế hệ đi trước đều có thể như người cha trong cuốn phim Ý này [url="http://movies.go.com/life-is-beautiful/d794157/drama%22]Life is beautiful[/url] hoặc như người anh này [url="http://movies.yahoo.com/movie/1800173241/info%22]grave of the fireflies[/url] Cho dù đời có tệ cách nào, cũng luôn luôn đem cho con em mình những sự lạc quan để tạo nên những giây phút sống trọn vẹn nhất. Sự lạc quan và hạnh phúc đó sẽ tạo nên những thái độ tích cực và những con tim biết yêu thương, xây dựng.

Ước gì những thế hệ đi trước biết cân nhắc từng cử chỉ hành động của mình, điều gì nên làm điều gì không, và những điều ấy sẽ có sức ảnh hưởng như thế nào với những thế hệ đi sau. Mong rằng họ biết can đảm bước 1 bước ra ngoài cái hộp nhỏ để nhìn vào vị trí của mình và dùng khả năng khách quan tự phán xét mình để hiểu được những việc làm của mình có sức ảnh hưởng theo chiều hướng tốt hay xấu. Cái tên có thể là quan trọng đối với 1 số người Sài Gòn nào đó, nhưng Sự cố chấp và đả phá sẽ không bao giờ giử một cộng đồng tồn tại.

Pensee

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2008

Our usual Sunday

day started with a ride:


















food on the street:


clams




























dinner @ our favorite sushi's house:








got home @7:30pm
black berries















sau rie^ng (T's favorite)
Finished the day with milk (me)






















A simple Sunday ended.
Pensee

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2008

The Nerds



T and I went to T's old friend's birthday dinner at his house tonight. This friend guy is a typical asian nerd and his *other* friends in the group are not less nerdy than he is.

How would you accurately define the term "nerds"?

FYI: (this is my definition) they are wearing thick glasses, shirt neatly tucked under pants, and if there is an attractively hot girl trying to start an ice breaking conversation with him, he would act extremely uptight and stiff, and if she would give him enough confidence he would begin talking like a loose school professor, and God forbids, he would not exit his boring lecture unless the girl politely yawns an excuse and walks away.

For tonight's example, the whole evening, more than 4 hours to be exact, this group of friends were just sitting there sipping their wines and locking their conversations in 2 main topics: wines and restaurants. They had talked and dissected to the most elaborated details about the vineyards, american wines vs. italian wines, the ages of wines, prices, some expensive wines ranging from $1.5k per bottle to whatever a rich old man can afford, fine wine dinnings, fine wine clubs ... whatever.. anything wine.. you name it. They could write an encyclopedia about wines and wine accessories. And when they were about to switch the topic, just before I could bare a moment to thank God, I was then again trapped into another lame topic hotels, room services, from the Las vegas up scale Bellagio, the Wynn, to Nappa valley's La Residence resort etc .. and then they went back to topic #1 and to #2 and so forth.  I am amazed at how much I could had tolerated the entire evening.

There was this odd looking couple. The guy was Nha^.t and the woman was My~ tra('ng. She had kept swirling her wine glass without drinking and had talked non stop about the wines and her trips to vegas with her gals, where she had stayed in the most luxurious hotels, with the tiniest details about how nice each of the rooms had been featured.  Needless to say I was sitting there yawning to the bottom of my lungs.

I guess these *smart ass* guys had tried hard to show off their outstanding knowledge and their *sophistication* to outshine one another, and in that sense of competition the dinner had turned out one of the most aweful dinners i had ever been to.

After tonight's dinner, i have come to acknowledge and appreciate my friends, the *regular* folks and their companionship more. The kind of friends who would share the same mindset and speak the same language and vocabularies as mine. When we (our friends) get together and talk, we know how to flow a conversation where every body can participate and share a good laugh together. Unlike these 30 something had tried to act like intellectual 60 something dorks. Dull boring. Yawn!

Pensee