
"Có
những dấu chân đi qua đời bạn nhiều lần để rồi mất hút...
có những dấu chân chỉ bước qua 1 lần nhưng khắc dấu trong tim bạn, để từ đó, cuộc đời bạn thay đổi vĩnh viễn" (unknown)
Lúc còn tiểu học, tôi rất ghét môn văn . Tôi không thích cái đoạn ở khoảng lớp 4-5, đòi hỏi tôi phải cắn bút suy nghĩ những đoạn văn như là: "Em có một người bạn. Bạn của em rất đẹp, môi đỏ như son, tóc đen như gỗ mun, mắt sáng như sao trời ..." Cái loại văn chương tổng thể mà những bài văn ưu tú nhất được cô giáo chọn để đọc lên cho cả lớp nghe đều na ná giống nhau với 1 kiểu mô tả đúng khuôn mẫu và những lời lẽ văn hoa chau chuốt mà người viết có lẽ cũng chẳng thể hình dung được nhân vật của mình có tồn tại trên đời hay không . Bài văn mô tả càng nhiều những mỹ từ văn hoa chau chuốt, càng được điểm cao .
Chẳng phải vì lý do đời sống ở 1 xã hội nghèo nàn và kiệm từ lúc bấy giờ nó gây lên cho chúng tôi cái ý niệm rằng giỏi môn văn cũng không thể đảm bảo 1 cái phiếu thông hành cho tương lai, mà khiến chúng tôi bị kiệt quệ trong môn văn . Chúng tôi còn quá nhỏ để ý thức được điều đó. Chỉ biết rằng tôi rất tệ môn học này.
Cho đến một hôm, cô xuất hiện.
Cô tên là Bích, chuyên về văn, sử, địa. Cô dậy trên tôi 2 lớp . Cô người bắc, vào nam sau 1975, cùng với 1 bà mẹ già và người em gái. Người em gái này chính là cô giáo dậy văn của tôi.
Tôi biết cô là bà bán thuốc lá trước khi tôi biết cô là cô giáo . Chã là ngày ngày, sau giờ học chiều, cô và bà mẹ già hay ngồi bán thuốc lá trước cửa trạm y tế quân đội ở đường Hai Bà Trưng. Hai mẹ con thường ngồi bên cạnh cái hộp bán thuốc lá trưng bày toàn võ hộp 555 và Đà Lạt. Mỗi khi khách đến mua, thì họ móc ra bó thuốc từ bọc ni lông nằm trong ví. Thời ấy, bán thuốc lá dạo cũng là trái phép.
Nhiều người lớp lớn nói rằng cô Bích dậy học rất hay, nói chuyện rất có duyên . Tôi không hình dung được năng khiếu của cô hay ra sao, và nó có thể ảnh hưởng đến tôi như thế nào . Cho đến hôm ấy, cô giáo văn của tôi ốm, cô Bích dậy thế.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Vừa bước vào lớp, phất tay cho cả lớp ngồi xuống "khỏi chào", là cô say sưa đọc bài thơ trên như 1 vị linh mục say sưa nói về nước Chúa trước hàng ngàn tín đồ (trong đầu óc nhỏ nhoi của tôi lúc bấy giờ, tôi chỉ có thể liên tưởng đến hình ảnh này thôi) Cô say sưa đọc đoạn thơ, lúc trầm, lúc bổng, lúc thỏ thẻ, lúc dõng dạc như đọc 1 bản tuyên ngôn độc lập . Cả lớp im phăng phắc, hồi hộp và tò mò xem sự thể kế tiếp với cô giáo mới sẽ như thế nào? Cái gì vừa lạ vừa mới mẽ nó cũng hay hay, nhất là đối với con nít.
Đọc xong, cô hỏi cả lớp có hiểu gì không? Cả lớp ngơ ngơ ngác ngác lắc đầu. Chúng tôi mới lớp 5, làm gì biết về Lý Thường Kiệt hoặc các bài văn Hán ngữ như thế .
Thế rồi, cả buổi học hôm ấy, cô đưa chúng tôi đi qua những câu chuyện về các vị anh hùng, những chặng đường lịch sử từ thời vua Hùng Vương cho đến những vị anh hùng cận đại thế kĩ 18 và những bài thơ văn . Cái lối dậy học ngoài qui cũ như thế cùng với sự diễn đạt hoạt bát và những câu chuyện đi kèm những bài thơ văn, cô cuốn hút chúng tôi tài tình hơn cả những bộ phim cổ kiếm hiệp Trung Hoa mà hàng xóm tôi thường lén lút cho coi trên băng lậu. Cả lớp im thin thít, chống cằm, nín thở. Không gian dừng lại, và chúng tôi mong nó đừng trôi qua. Trống đánh 4 tiếng tan lớp. Cả lớp "ồ" lên vì tiếc rẽ.
Đấy là lần đầu tiên tôi trãi qua một buổi học thu hút đến như vậy . Từ đó, chúng tôi trông đợi những ngày cô giáo ốm để cô Bích dậy thế.
có những dấu chân chỉ bước qua 1 lần nhưng khắc dấu trong tim bạn, để từ đó, cuộc đời bạn thay đổi vĩnh viễn" (unknown)
Lúc còn tiểu học, tôi rất ghét môn văn . Tôi không thích cái đoạn ở khoảng lớp 4-5, đòi hỏi tôi phải cắn bút suy nghĩ những đoạn văn như là: "Em có một người bạn. Bạn của em rất đẹp, môi đỏ như son, tóc đen như gỗ mun, mắt sáng như sao trời ..." Cái loại văn chương tổng thể mà những bài văn ưu tú nhất được cô giáo chọn để đọc lên cho cả lớp nghe đều na ná giống nhau với 1 kiểu mô tả đúng khuôn mẫu và những lời lẽ văn hoa chau chuốt mà người viết có lẽ cũng chẳng thể hình dung được nhân vật của mình có tồn tại trên đời hay không . Bài văn mô tả càng nhiều những mỹ từ văn hoa chau chuốt, càng được điểm cao .
Chẳng phải vì lý do đời sống ở 1 xã hội nghèo nàn và kiệm từ lúc bấy giờ nó gây lên cho chúng tôi cái ý niệm rằng giỏi môn văn cũng không thể đảm bảo 1 cái phiếu thông hành cho tương lai, mà khiến chúng tôi bị kiệt quệ trong môn văn . Chúng tôi còn quá nhỏ để ý thức được điều đó. Chỉ biết rằng tôi rất tệ môn học này.
Cho đến một hôm, cô xuất hiện.
Cô tên là Bích, chuyên về văn, sử, địa. Cô dậy trên tôi 2 lớp . Cô người bắc, vào nam sau 1975, cùng với 1 bà mẹ già và người em gái. Người em gái này chính là cô giáo dậy văn của tôi.
Tôi biết cô là bà bán thuốc lá trước khi tôi biết cô là cô giáo . Chã là ngày ngày, sau giờ học chiều, cô và bà mẹ già hay ngồi bán thuốc lá trước cửa trạm y tế quân đội ở đường Hai Bà Trưng. Hai mẹ con thường ngồi bên cạnh cái hộp bán thuốc lá trưng bày toàn võ hộp 555 và Đà Lạt. Mỗi khi khách đến mua, thì họ móc ra bó thuốc từ bọc ni lông nằm trong ví. Thời ấy, bán thuốc lá dạo cũng là trái phép.
Nhiều người lớp lớn nói rằng cô Bích dậy học rất hay, nói chuyện rất có duyên . Tôi không hình dung được năng khiếu của cô hay ra sao, và nó có thể ảnh hưởng đến tôi như thế nào . Cho đến hôm ấy, cô giáo văn của tôi ốm, cô Bích dậy thế.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Vừa bước vào lớp, phất tay cho cả lớp ngồi xuống "khỏi chào", là cô say sưa đọc bài thơ trên như 1 vị linh mục say sưa nói về nước Chúa trước hàng ngàn tín đồ (trong đầu óc nhỏ nhoi của tôi lúc bấy giờ, tôi chỉ có thể liên tưởng đến hình ảnh này thôi) Cô say sưa đọc đoạn thơ, lúc trầm, lúc bổng, lúc thỏ thẻ, lúc dõng dạc như đọc 1 bản tuyên ngôn độc lập . Cả lớp im phăng phắc, hồi hộp và tò mò xem sự thể kế tiếp với cô giáo mới sẽ như thế nào? Cái gì vừa lạ vừa mới mẽ nó cũng hay hay, nhất là đối với con nít.
Đọc xong, cô hỏi cả lớp có hiểu gì không? Cả lớp ngơ ngơ ngác ngác lắc đầu. Chúng tôi mới lớp 5, làm gì biết về Lý Thường Kiệt hoặc các bài văn Hán ngữ như thế .
Thế rồi, cả buổi học hôm ấy, cô đưa chúng tôi đi qua những câu chuyện về các vị anh hùng, những chặng đường lịch sử từ thời vua Hùng Vương cho đến những vị anh hùng cận đại thế kĩ 18 và những bài thơ văn . Cái lối dậy học ngoài qui cũ như thế cùng với sự diễn đạt hoạt bát và những câu chuyện đi kèm những bài thơ văn, cô cuốn hút chúng tôi tài tình hơn cả những bộ phim cổ kiếm hiệp Trung Hoa mà hàng xóm tôi thường lén lút cho coi trên băng lậu. Cả lớp im thin thít, chống cằm, nín thở. Không gian dừng lại, và chúng tôi mong nó đừng trôi qua. Trống đánh 4 tiếng tan lớp. Cả lớp "ồ" lên vì tiếc rẽ.
Đấy là lần đầu tiên tôi trãi qua một buổi học thu hút đến như vậy . Từ đó, chúng tôi trông đợi những ngày cô giáo ốm để cô Bích dậy thế.
Cô Bích
nhỏ nhỏ người, ốm như cây sậy, nhưng cô có 1
thanh âm hết sức hùng hồn của 1 vị tướng sĩ khi ra
trận, và khi cô trầm lắng, cũng khiến chúng tôi hồi hộp cuốn hút theo
suy tư của cô. Cô dậy chúng tôi cảm nhận. Trước khi viết 1 bài văn, phải biết cảm nhận. Cô dậy chúng tôi quan
sát và cảm nhận một cách chân thật những gì mình muốn viết . Khi viết văn, phải viết với tất cả trái tim của mình.
Ở lớp 5, cô dậy chúng tôi những bài học như thế không biết có hơi sớm chăng? Và hơn nữa, ở dưới 1 mái trường thời đại bấy giờ, cô quả thật là một loại kim cương hiếm thấy . Nhưng riêng tôi, tôi cảm ơn cô đã dậy cho tôi những bài học đó. Cô gieo vào tôi niềm tự hào khi viết ra những cảm nghĩ của mình . Cô dậy tôi yêu môn văn.
Đã từ lâu, ở góc đường Hai Bà Trưng và Trần Phú ấy đã vắng bóng hai chiếc ghế nhỏ bên cạnh chiếc hộp đựng thuốc lá mỗi khi chiều tàn. Cuộc mưu sinh vất vã trãi dài theo những lý tưởng của cả thế hệ chủ Nghĩa. Không biết cô có còn dậy học không? Tôi cứ thầm nghĩ, giá gì ngày ấy, tôi có thêm thời gian để cô kịp nhớ tên tôi .
Pensee
Ở lớp 5, cô dậy chúng tôi những bài học như thế không biết có hơi sớm chăng? Và hơn nữa, ở dưới 1 mái trường thời đại bấy giờ, cô quả thật là một loại kim cương hiếm thấy . Nhưng riêng tôi, tôi cảm ơn cô đã dậy cho tôi những bài học đó. Cô gieo vào tôi niềm tự hào khi viết ra những cảm nghĩ của mình . Cô dậy tôi yêu môn văn.
Đã từ lâu, ở góc đường Hai Bà Trưng và Trần Phú ấy đã vắng bóng hai chiếc ghế nhỏ bên cạnh chiếc hộp đựng thuốc lá mỗi khi chiều tàn. Cuộc mưu sinh vất vã trãi dài theo những lý tưởng của cả thế hệ chủ Nghĩa. Không biết cô có còn dậy học không? Tôi cứ thầm nghĩ, giá gì ngày ấy, tôi có thêm thời gian để cô kịp nhớ tên tôi .
Pensee